Menu

Bệnh mỡ trong máu

Hàm lượng mỡ trong máu cao có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hoại tử ruột… Đây không phải là bệnh của riêng người béo.  

 

mo-mau-cao.www.momau.vn momau.vn

Bệnh mỡ trong máu

 Đối với những người có lượng mỡ trong máu cao, thường gặp những biến chứng hoặc tai biến về mạch máu sau nhiều cuộc vui với rượu, bia, ăn, hút vô độ nhất là trong các dịp lễ Tết . 

 

Nhận diện chính xác về bệnh mỡ trong máu

Các bác sĩ khoa Tim mạch Bệnh viện Tim cho biết, do quy định  của gene nên có người ăn thực phẩm chứa nhiều cholesterol nhưng vẫn chuyển hoá hêt số mỡ này thành chất bổ, phần dư thừa còn lại được đẩy ra ngoài. Tuy nhiên có không ít người dù ăn không nhiều thực phẩm chứa cholesterol vẫn bị mỡ tích tụ và bám ở mạch máu, tạo thành các mảng xơ vữa.

Trong bốn thành phần của mỡ có hai thành phần chủ yếu gây mỡ máu cao là tryglycerid và cholesterol. Sự mất cân bằng giữa tryglycerid và cholesterol sẽ khiến hai thành phần này đọng lại, làm hẹp lòng mạch, cản trở việc lưu thông máu. Những khối mỡ đóng này có thể vỡ ra, khiến huyết khối bám vào mảnh vỡ và dẫn đến tắc mạch, thiếu máu. Tình trạng bít hẹp nếu xảy ra ở não thì gây tai biến mạch máu não, nếu ở ruột thì gây tắc ruột, ở tim gây nhồi (thiếu) máu cơ tim và ở chi gây tắc mạch chi…

Tất cả những hiện tượng và tai biến trên được gọi là hiện tượng mức cholesterol trong máu cao hơn bình thường. Vậy “diện mạo” và “bản chất” của Cholesterol hiểu thế nào cho đúng? Đó là một loại chất sệt màu vàng, có gốc mỡ hiện diện trong máu của bất cứ người nào. Người bệnh có thể bị những triệu chứng như đau tim cấp tính, trúng gió hay xuất huyết não, cao áp huyết và một số bệnh nguy hiểm khác.

Thực tế, cholesterol không phải hoàn toàn độc hại trong máu, ngược lại có một thành phần đóng vai trò tương đối quan trọng trong cơ thể bạn. Chính thành phần này kích thích sự sản xuất các tế bào mới và kích thích tố của cơ thể; ngoài ra nó còn đóng vai trò lớp màng bảo vệ các tế bào thần kinh…Cholesterol chỉ gây nguy hiểm khi dư thừa.

Cũng như hầu hết những người bình thường khác, khi nghe nói đến chữ cholesterol là ít nhiều cũng có ác cảm với nó và cũng lo lắng về lượng cholesterol trong người mình có cao quá  hay không? Trước hết, người ta phân biệt cholesterol trong thực phẩm và cholesterol trong cơ thể. Đối với cholesterol trong thực phẩm (dietary cholesterol), trung bình một người không nên tiêu thụ quá 300mg mỗi ngày. Đối với cholesterol trong cơ thể (serum cholesterol), mức tốt nhất là 180. Nếu con số này cao hơn 200, bạn cần phải dè chừng. Cholesterol trong cơ thể gồm LDL (Low Denisty Lipoprotein) là loại có hại, gây ra chứng nghẽn mạch máu, nguyên nhân chính của các bệnh tim và xuất huyết não và HDL (High Density Lipoprotein) có ích cho bộ máy tuần hoàn của cơ thể, có nhiều trong máu càng tốt.

Phòng và trị bệnh

Bệnh Serum cholesterol (độ mỡ trong máu cao) có thể bắt đầu từ rất sớm, khoảng 20 tuổi trở lên, diễn biến kéo dài và  không có biểu hiẹn gì rõ ràng. Trẻ béo phì có nhiều nguy cơ mắc bệnh này trong tương lai. Để sớm phát hiện ra căn bệnh này, mỗi năm bạn nên đến bệnh viện hai lần để đo mức cholesterol. Khi đã mắc căn bệnh này, việc chữa khỏi hẳn là rất khó khăn nếu không nói là không thể.

Những phương pháp đề cập dưới đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc tự làm giảm mức cholesterol có hại trong cơ thể:

Trong chế độ ăn, nên cung cấp một lượng cholesterol vừa phải, đủ cho cơ thể phát triển cân bằng mà không gây thừa mỡ. Việc điều trị chỉ làm giảm mức độ tiến triển của bệnh chứ không thể làm hàm lượng máu trở lại bình thường. Bệnh nhân phải được theo dõi và điều trị suốt đời. Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ, bác sĩ sẽ có chỉ định theo dõi 1-2-3 tháng/lần để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.  Vì vậy, ngay sau khi phát hiện bệnh, bệnh nhân nên đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để khám và điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển nặng.

Bác sĩ John Larosa, Chủ tịch uỷ ban dinh dưỡng của Hiệp hội Bảo vệ tim Mỹ đã tìm thấy trong thực phẩm có ba yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến mức cholesterol trong cơ thể, đó là: Saturated fat (mỡ khó tan), Polyunsaturated fat (mỡ dễ tan) và Dietary cholesterol (cholesterol trong thực phẩm). Một số chyên gia khác cũng cho rằng, Saturated fat là chất nguy hiểm nhất cho mức cholesterol của bạn, nó thường nâng mức cholesterol lên cao gấp ba lần so với Dietary cholesterol trong thực phẩm. Saturated fat thường có trong mỡ, thịt và sữa của động vật, nước cốt dừa, trái bơ (avocado). Polyunsaturated fat có nhiều trong các loại dầu bắp, dầu đậu nành…

 Kết quả trên đưa ra một kết luận rất rõ ràng: Trứng gà tuy có nhiều cholesterol nhưng sẽ không nâng mức cholesterol trong cơ thể bạn lên cao hơn chất mỡ. Hãy để ý trọng lượng của bạn! Đa số đàn ông nghĩ rằng, giảm cân là lẩm cẩm của quý bà, đàn ông thì cần gì giữ cho thân hình đẹp! Họ đã sai lầm lớn khi nghĩ như vậy. Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, khi một người lớn tăng thêm 1kg, mức cholesterol của họ tăng lên 2 số. Điều này có nghĩa là nếu một người đàn ông có sức khoẻ bình thường với số đo cholesterol 180, chỉ cần lên cân chừng 10kg thôi, mức cholesterol đã vọt lên trên 200. Và người đó bắt đầu phải đề phòng những bệnh đau tim, cao huyết áp, xuất huyết não…

Các thực phẩm, thuốc men có tác dụng hạ cholesterol

Một trong những yếu tố khiến đa số người châu Á ít chết vì bệnh tim và có mức cholesterol thấp hơn người châu Âu chính là gạo, thực phẩm họ ăn hàng ngày. Thí nghiệm trên loài chuột được ăn cám gạo trong thời gian dài cho thấy, chúng có số đo cholesterol thấp hơn 25% so với những con chuột không ăn cám gạo.

Người Mexico cũng vậy, thức ăn chính của họ là đậu. Thí nghiệm tại Đại học Y khoa Kentucky cho thấy, chỉ cần ăn hơn một bát đậu mỗi ngày, sau khoảng 20 ngày, mức cholesterol đã giảm được 20%. Sả, món gia vị thông thường, cũng góp phần vào việc giảm mức cholesterol đáng kể, khoảng 12%. Than hoạt tính (activated charoal) có tác dụng rất hữu hiệu trên cholesterol. Thí nghiệm cho thấy, có người đã giảm được gần 50% lượng cholesterol có hại LDL sau khi uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 7g nghiền nhỏ, liên tục trong một tháng.

Tỏi cũng là một trong những vị thuốc tốt trong việc giảm cholesterol. Nếu bạn ăn tỏi sống đều đặn mỗi ngày chừng vài tép (khoảng 1,2g), sau nửa năm sẽ thấy mức cholesterol hạ đi rất đáng kể (từ 20% đến 30%). Ngoài ra, các thực phẩm khác như bắp, cà rốt, trà…cũng giúp giảm mức cholesterol rất nhiều. Các rau cải có màu xanh đậm và các trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi, cà chua, dâu…có khả năng làm tăng lượng HDL (cholesterol tốt) lên. Ngoài ra, một điều đáng ngạc nhiên là sữa gầy cũng có công dụng làm hạ cholesterol 10% – 20% sau vài tháng.

Cà phê, thuốc lá có hại! Mọi nghiên cứu về y học đều khuyên chúng ta nên bỏ thói quen hút thuốc lá, bởi nó có tác dụng xấu trên hầu hết mọi chỗ của cơ thể. Hút thuốc lá khiến mức cholesterol cao hơn? Chuyện hơi khó tin, nhưng kết quả nghiên cứu tại Thuỵ Điện đã khẳng định điều này là đúng. Người hút thuốc thường có mức HDL thấp và mức LDL cao. Tại New Orleans, Louisiana, các thí nghiệm cho thấy chỉ cần hút 3-4 điếu thuốc mỗi ngày là có thể đưa mức cholesterol lên cao vọt. Cà phê cũng không là ngoại lệ. Mức cholesterol sẽ cao hơn ở những người thường xuyên dùng nó, nhất là với người mỗi ngày uống hơn 2 ly cà phê

Tập thể dục

Vũ khí cuối cùng này có thể làm bạn kết thúc trận chiến mau lẹ hơn rất nhiều. Người ta đã tiến hành thí nghiệm trên hai người, cùng ăn những thực phẩm giống nhau để làm giảm mức cholesterol, nhưng một người tập thể dục bằng cách chạy bộ hàng ngày. Kết quả người không chạy bộ phải mất gấp 3 lần thời gian để đưa mức cholesterol thấp bằng người chạy bộ. Tập thể dục và ăn uống điều độ vẫn là bí quyết dưỡng sinh tốt nhất, dù bạn sống trong bất cứ thời đại nào, ở bất cứ nơi đâu…

 

Đánh giá bài viết
(Visited 30 times, 1 visits today)

No comments

Trả lời

TINH LÁ SEN LÀ GÌ?