Khá nhiều người nghĩ rằng sử dụng tinh bột nghệ đen hiệu quả hơn nghệ vàng. Tuy nhiên, theo những người có chuyên môn về y học thì nghệ đen và nghệ vàng có tác dụng rất khác nhau.
Những nghiên cứu cho thấy nghệ đen có tác dụng tăng cường quá trình bài xuất mật, kích thích sự tiêu hóa, gia tăng trương lực ống tiêu hóa, kháng khuẩn. Nó còn được sử dụng để chế rượu bổ trường sinh gồm các vị: nghệ đen, nha đam, long đảm thảo, đại hoàng, phan hồng hoa và 1 vài tá dược khá.
Về hình dáng, cây nghệ đen khá giống nghệ vàng nhưng lại có màu tím. Cây nghệ đen chứa rất nhiều tinh dầu.
Những tác dụng của cây nghệ đen
– Theo đông y xưa nay, củ nghệ đen có vị đắng, tính cay, hăng, tính ấm, công dụng hành khí, lưu thông khí huyết, tiêu thực, mạnh tì…Liều dùng 3-6 g dưới dạng sắc uống hoặc dạng bột.
– Theo Tây y, chúng được dùng trong các đơn thuốc bổ. Hàng ngày, dùng một thìa cà-phê tinh bột nghệ đen hòa tan trong nước có thể giúp ăn nhiều và ngon miệng hơn. Chú ý là chỉ sử dụng đối với người không bị bệnh đau dạ dày.
– Nghệ đen thường được dùng để chữa những bệnh như: u xơ cổ tử cung và âm đạo, chữa đau bụng kinh, bế kinh, rong kinh, ăn không tiêu, đầy bụng, nôn mửa nước chua, làm tan các vết thâm tím trên da… Với những công dụng này, rất nhiều gia đình bắt đầu cho nghệ đen vào bữa ăn hàng ngày vừa giúp đổi thay khẩu vị vừa giúp chữa bệnh. Nhưng tốt nhất, loại nghệ này vẫn nên được sử dụng theo dạng sắc, bột hay thuốc viên như viên nghệ đen mật ong.
Củ nghệ đen còn có tác dụng tăng cường sự bài tiết mật, kích thích khả năng tiêu hóa, tăng trương lực ống tiêu hóa, kháng khuẩn.
Cấm không dùng củ nghệ đen để điều trị các bệnh về dạ dày như: bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm đại tràng…
Thời gian gần đây, rất nhiều trang tin tức đăng các bài viết về công dụng thần dược, chữa bách bệnh của nghệ đen, khiến nhiều người bệnh cố tìm cho bằng được để cho vào bữa ăn hàng ngày hay bào chế thuốc chữa bệnh.
Điều này vô tình gây ra ảnh hưởng đến các bệnh nhân viêm loét dạ dày vì củ nghệ đen không những không giúp điều trị bệnh này mà còn làm cho bệnh diễn biến nặng hơn. Do có tính chất phá huyết, nghệ đen hoàn toàn không có công dụng làm lành vết thương mà trái lại chúng còn làm cho việc điều trị bị khó khăn hơn, vết viêm loét lâu khỏi hơn.
Tính phá huyết của bột nghệ đen khá mạnh nên ngoài những người bị viêm loét bao tử, chị em đang mang thai và những người bị rong kinh cũng không nên dùng. Theo những công năng, dược tính đã nói ở trên thì nghệ đen không thể dùng để thay thế cho nghệ vàng. Một vài trường hợp đặc biệt, các thầy thuốc sẽ sử dụng chúng để điều trị riêng hoặc dùng với nghệ vàng để tăng cường tính năng cho nhau. Nên, các thầy thuốc Đông y đã khuyên người dân nên nhờ thầy thuốc chuyên khoa tư vấn trước khi sử dụng.
Theo: Momau.vn tổng hợp