Site icon Mỡ Máu .VN – Thông tin bệnh học, chia sẻ kiến thức sức khỏe

Tăng mỡ máu: Sát thủ thầm lặng

 Mỡ máu là bệnh đang có chiều hướng gia tăng theo nhịp sống công nghiệp. 
 
 

Tăng mỡ máu

Tuy nhiên, điều đang lo ngại là đa số bệnh nhân lại không biết được những tác hại nguy hiểm của bệnh này, khi được phát hiện thì bệnh đã biến chứng như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, đau tim…

Đặc biệt, bênh tăng mỡ máu đang có xu hướng trẻ hóa tập trung vào những người có chế độ ăn uống không hợp lý, nhiều chất béo, uống nhiều rượu bia, hút thuốc là và ít vận động hay thừa cân…

Theo các chuyên gia, tăng mỡ máu là tình trạng xuất hiện quá nhiều chất béo trong máu (cholesterol, triglyc-eride, phospholipid) cao hơn bình thường.

Chất béo bản thân không phải là một chất độc đối với cơ thể mà còn là một dưỡng chất cần thiết để duy trì sự sống. Nhưng nếu dư thừa, nó có thể gây ra những rối loạn bệnh lý nguy hiểm.

Dấu hiệu của bệnh

Mỡ máu cao có thể bắt đầu từ khoảng 20 tuổi trở lên, diễn biến bệnh kéo dài, không có biểu hiện gì rõ rệt và thường chỉ được phát hiện qua xét nghiệm máu. Hầu hết bệnh nhân đến gặp bác sĩ thường là đã ở giai đoạn muộn, khi các chất béo dư thừa trong máu đã lắng thành xơ mạch máu, gây xơ vữa động mạch. Nếu không được điều trị kịp thời, lớp mỡ ngày càng dày lên và có thể làm tắc mạch máu, hậu quả là lượng máu không đủ để nuôi các cơ quan trong cơ thể.

Mặc dù khó nhận biết nhưng những dấu hiệu sau có thể cho biết người bệnh đã bị tăng mỡ máu: Da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mắt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, da, lương, ngực…to bằng đầu ngón tay, màu vàng nhạt, không đau, không ngứa. Khi bệnh phát triển nặng, có thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, choáng, hoa mắt, bứt rứt trong người, thở ngắn, hồi hộp,…cơ thể phì mập, xét nghiệm máu các bác sĩ chỉ cho biết mỡ máu tăng hơn mức bình thường.

Phòng bệnh 

Bệnh tăng mỡ máu khi đã có triệu chứng thì rất khó để đưa hàm lượng mỡ máu trở lại bình thường mà chỉ có thể làm giảm mức độ tiến triển của bệnh. Bệnh nhân phải được theo dõi và điều trị suốt đời. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Vì vậy, nếu đã được phát hiện bệnh nhân nên đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để khám và điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn tình trạng tiến triển nặng của bệnh. Đặc biệt đối với những người cao tuổi, các cơ quan như gan, thận đã giảm chức năng nên tác dụng phụ của thuốc sẽ dễ phát huy, chính vì vậy mà bệnh nhân không được tự dùng thuốc.

Cách tốt nhất để phòng bệnh là có chế độ dinh dưỡng hợp lý và luyện tập đúng cách. Cần có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ, cân đối các dinh dưỡng, cung cấp một lượng cholesterol vừa phải, đủ cho cơ thể phát triển và cần bằng mà không gây thừa mỡ. Dưới đây là những lý do thường gặp gây nên hiện tượng này mà bạn nên quan tâm để phòng tránh một cách tốt nhất.

Hút thuốc: Hút thuốc sẽ làm giảm lượngcholesterol tốt HDL trong cơ thể của bạn. Điều này có thể dẫn đến các bệnh về tim. Bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc ngay từ bây giờ.

Chế độ ăn: Ăn quá nhiều chất béo bão hòa có thể khiến mức cholesterol tăng cao. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, nên ăn các loại ngủ cốc nguyên hạt, không tinh chế quá kỹ, các loại đậu, đạm từ cá (nhất là các loại cá có nhiều dầu như cá thu, cá hồi, cá tra, cá basa…), các loại cu đồng, ốc, trai, hến, ăn ít thịt,… 

Ngoài ra thường xuyên ăn chuối, mơ, đào, khoai tây, đậu, táo, mận, sữa chua. Khi dùng rau quả nên ưu tiên các loại có màu xanh đậm hoặc màu vàng xậm, đỏ như rau cải, rau muốn, mùng tơi, cà rốt…và các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, dâu, cà chua…Đây là những thực phẩm có khả năng làm tăng lượng cholesterol tốt. Ăn nhiều sả, tỏi vfi chúng có tác dụng rất tốt hạn chế choleterol xấu.

Cân nặng: Thừa cân không chỉ khiến bạn mất tự tin mà còn tăng lượng triglyceride (một loại chất béo tự nhiên có trong mô độngthực vật) và giảm lượng lipoprotein (HDl – một loại protein tốt bảo vệ tim), hoặc giảm cholesterol tốt.

Luyện tập: Tập thể dục luôn luôn tốt cho sức khỏe. Nếu thiếu hoạt động thể chất sẽ làm tăng lipoprotein xấu (LDL – tăng khả năng bệnh tim), giảm HDL hoặc cholesterol tốt.

Lưu ý: cần tập phù hợp với sức khỏe của tường người, mỗi lần tập cố gắng từ 30-45 phút ở mức độ không quá sức, tập thường xuyên ít nhất 3 lần/tuần.

Tuổi và giới tính: Sau tuổi 20, lượng cholesterol trong cơ thể bắt đầu tăng. Ở nam giới, lượngcholesterol giảm sau tuổi 50. Còn ở phụ nữ, mức này giữ ở mức bình thường cho đến thời kỳ mãn kinh. Sau thời điểm này sẽ tăng cùng mức với nam giới.

Sức khỏe: Nếu bạn mắc các bệnh như tiểu đường hoặc giảm hoạt động tuyến giáp có thể khiến lượng cholesterol tăng cao.

Tiền sử gia đình: Và yếu tố cuối cùng đó là nếu thành viên gia đình bạn có mứccholesterol cao, nguy cơ mắc phải của bạn cũng tăng cao theo gia đình.

Đánh giá bài viết
(Visited 36 times, 1 visits today)