Menu

Hợp chất Nuciferin và cây Sen

 Hợp chất Nuciferin và cây Sen

sen-to

1.  Hợp chất Nuciferin

™ Nuciferin  được phân bố trong một số loài thuộc chi  Nelumbo,  họ Sen [48].

Trong nghiên cứu này lá cây Sen được lựa chọn để chiết xuất Nuciferin vì Sen là

một cây phân bố rộng rãi ở Việt Nam, lá cây chứa nhiều alcaloid trong đó Nuciferin

là thành phần chính. Thành phần hóa học của lá Sen, phương pháp chiết xuất, phân

lập hợp chất từ lá Sen cũng như phương pháp  định tính,  định lượng hợp chất

Nuciferin trong dịch chiết dược liệu bằng sắc kí đã được các tác giả trong nước

[21], [33], [34] và nước ngoài [108] nghiên cứu.                     

tinhsen1

Hình 1.6. Công thức cấu tạo của Nuciferin [5]

▪ Công thức phân tử: C19H21NO2.

▪ Trọng lượng phân tử: 295,2

▪  Danh pháp (IUPAC): 5,5a,7,8

tetrahydro-1,2-dimethoxy-6-methyl-

Diabenzoquinolin.

▪ Tính chất lí – hóa:  Nuciferin là chất kết tinh, tinh thể hình khối, màu vàng nhạt, không mùi, không vị, tan tốt trong CHCl3, MeOH, EtOH nóng, hầu như không tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy 164– 165oC, Phổ UV (đo trong MeOH) cho λmax tại bước sóng 210 nm, 228 nm, 270nm [32], [34].

™ Tác dụng dược lí: Nuciferin chiết từ lá Sen có tác dụng giải thắt co cơ trơn, ức

chế thần kinh trung ương, chống viêm yếu, giảm đau, chống ho, kháng serotonin và

có hoạt tính phong bế thụ thể adrenergic [21], [32], [34], [48]. Nuciferin ít độc, liều

LD50 là 330 mg/kg thể trọng chuột. Nuciferin có tác dụng tăng cường quá trình ức

chế các tế bào thần kinh vùng vỏ não cảm giác – vận động và thể dưới thân não trên

thỏ thí nghiệm, có tác dụng an thần và kéo dài giấc ngủ của pentobarbital trên chuột

thí nghiệm [64].

2. Phương pháp chiết xuất, phân lập, tinh chế Nuciferin từ dược liệu

™ Nguyễn Thị Nhung [34] chiết xuất alcaloid toàn phần từ lá Sen, tâm Sen, gương

Sen theo cùng qui trình sau: Bột dược liệu được làm ẩm bằng NH4OH 10% sau đó

chiết bằng cồn 70o . Dịch chiết cồn được cất dưới áp suất giảm để thu hồi cồn. Hòa

tan cắn vào nước, acid hóa bằng HCl 5% đến pH = 2. Lọc loại bỏ cặn. Dịch lọc

acid được chiết bằng ether dầu hỏa để loại tạp. Dich chiết acid được thêm NH4OH

10% đến pH = 10 – 11 rồi chiết bằng CHCl3. Dịch chiết CHCl3 được cất thu hồi

dung môi, còn lại cắn alcaloid toàn phần. 

™ Phân lập Nuciferin từ cắn alcaloid toàn phần ở trên theo qui trình sau

  ▪ Phân lập alcaloid bằng sắc kí cột sử dụng silica gel 60 GF254 (Merck):

Hoạt hóa silica gel ở nhiệt độ 110 oC trong 1 giờ. Lắc silica gel với hệ dung môi đã

chọn thành hỗn dịch, rót từ từ vào cột, sau đó cho dung môi chảy qua liên tục với

thời gian là 5 giờ để ổn định cột. Cắn alcaloid toàn phần ở trên được hòa vào một

lượng nhỏ với hệ dung môi đã chọn tạo thành dịch alcaloid đậm đặc rồi trộn với

một lượng silica gel vừa đủ đưa vào cột sắc kí đã chuẩn bị ở trên. Rửa giải bằng hệ

dung môi  đã chọn theo tỉ lệ  độ phân cực tăng dần. Tốc  độ chảy khoảng 30

giọt/phút, hứng mỗi phân đoạn khoảng 5 ml vào các ống nghiệm riêng và kiểm tra

bằng sắc kí lớp mỏng. Chọn riêng các phân đoạn chỉ có một vết trên sắc kí đồ, bốc

hơi dung môi thu được cắn alcaloid. Kết tinh lại nhiều lần sẽ thu được alcaloid tinh

khiết. Riêng các phân đoạn có 2 hoặc 3 vết được tiến hành phân lập tiếp bằng sắc kí

lớp mỏng điều chế. 

  ▪ Phân lập alcaloid bằng sắc kí lớp mỏng điều chế: Chấm dung dịch chứa 2

hoặc 3 vết lên những bản mỏng có kích thước 20 x 20 cm được tráng chất hấp phụ

là silica gel G (Merck), đã hoạt hóa ở 1100oC trong 1 giờ. Hệ dung môi khai triển là

CHCl3 : MeOH : NH4OH  (50 : 9 : 1). Bản mỏng để khô ở nhiệt độ phòng, sau đó

phun thuốc thử Dragendorff lên một góc để phát hiện và đánh dấu vết alcaloid. Cạo

lấy silica gel chứa chất cần tách, phản hấp phụ bằng CHCl3 và lọc. Để CHCl3 bốc

hơi tự nhiên, sau đó hòa tan lại bằng cồn ethanol rồi để tủ lạnh, cho kết tinh lại

nhiều lần thu được 2 alcaloid tinh khiết là KN1 và KN2. Qua phân tích cấu trúc

nhận dạng được KN1 là Nuciferin. 

 Qui trình trên chưa rõ dùng hệ dung môi nào trong giai đoạn phân lập bằng

sắc kí cột, Nuciferin phân lập được từ sắc kí lớp mỏng điều chế chưa biết rõ độ tinh

khiết. Chưa tìm được tài liệu tham khảo về qui trình tinh chế Nuciferin phân lập

được từ dược liệu để đạt được độ tinh khiết trên 95%. 

.3. Phương pháp định tính, định lượng Nuciferin 

  ▪ Nuciferin trong lá cây Sen được định lượng đồng thời với N-nornuciferin,

O-nornuciferin và roemerin bằng HPLC-DAD-ESI-MS [108], chương trình sắc kí

như sau: máy sắc kí Waters-2695 Alliance, detector DAD, được ghép với máy khối

phổ Micromass ZQ 2000, cột sắc kí Shimadzu VP-ODS (4,6 mm × 150 mm, 5

µm), đo độ hấp thụ ở bước sóng 280 nm, pha động gồm A (dung dịch triethylamin

0,1%) và B (CH3CN), chương trình rửa giải gradient: 0 – 15 phút, 40 – 80% B; 15

– 20 phút, 80 – 95% B; 20 – 21 phút, 95 – 40% B; 21 – 25 phút, 40% B, tốc độ

dòng 1 mL/phút, nhiệt độ cột 30oC. 20% dịch rửa giải được dẫn qua máy khối phổ.

Khối phổ +ESI-MS, chương trình HPLC-MS như sau: khí cản solvat hóa N2 300

L/giờ, nhiệt độ cản solvat hóa 250oC, nhiệt độ nguồn 105oC, điện áp mao quản

3500 V, khoảng quét 200 – 400 µm. 

4. Cây Sen và một số chế phẩm từ lá cây

la-sen-chua-beo-phi 

Hình 1.7. Ảnh cây Sen [3]

▪  Tên khoa học:  Nelumbo nucifera

Gaertn., họ Sen –  Nelumbonaceae. 

▪  Phân bố: Vùng nhiệt  đới châu Á,Châu Mĩ và ở Việt Nam

▪  Đặc  điểm thực vật: Cây mọc dướinước, sống nhiều năm. Thân rễ hình

trụ mọc bò lan trong bùn, lá hình tròn mọc lên khỏi mặt nước, cuống dài có gai, đính ở giữa phiến lá, mép lá uốn lượn tròn. Hoa to màu hồng hay trắng có mùi thơm. Nhiều lá noãn chứa trong một đế hoa chung hình nón ngược sau thành quả có vỏ cứng màu nâu đen. Cây Sen được trồng ở các ao hồ khắp nơi trong nước ta. Mùa thu hái: tháng 7 – 9 [48]. 

  ▪  Thành phần hóa học: Lá Sen có alcaloid (0,77 – 0,84%), trong  đó có

nuciferin, nor-nuciferin, roemerin, anonain, liriodenin, pronuciferin, O-norciferin,

armepavin, N-nor-armepavin, methyl-corlaurin, nepherin, dehydroemerin,

dehydronuciferin, dehydroanonain, N-methylisocorlaurin. Trong  đó nuciferin là

alcaloid chính. Ngoài ra trong lá Sen còn có flavonoid, tanin, acid hữu cơ. Trong

tâm Sen có nhiều alcaloid (0,85 – 0,96%), trong  đó có liensinin, isoliensinin,

neferin, lotusin, nuciferin, pronuciferin, methylcorypallin, demetylcorlaurin [32],

[48]. Hàm lượng alcaloid trong lá Sen thay đổi theo tuổi và thời vụ thu lá [15]. 

  ▪ Công dụng: Alcaloid toàn phần trong lá Sen có tác dụng an thần, hạ huyết

áp nhẹ. Lá Sen được dùng để sắc uống chữa mất ngủ với liều 15 – 20 g/ngày. Lá

Sen kết hợp với một số dược liệu khác làm thuốc an thần. Tâm Sen chữa mất ngủ,

an thần, di mộng tinh. Ngày dùng 4 – 10 g dưới dạng thuốc hãm hay sắc uống [42]. 

  ▪ Một số sản phẩm chứa cao lá Sen: Chế phẩm  Sen vông của xí nghiệp

dược phẩm Trung ương 2 chứa cao lá Sen, cao lá Vông, lưu hành tại thị trường Việt

Nam và xuất khẩu; chế phẩm  Sevona của xí nghiệp dược phẩm Trung  ương 25

chứa cao lá Sen và một số dược liệu khác, lưu hành tại Việt nam và xuất khẩu sang

các thị trường Nhật, Cuba, một số nước Châu Âu; chế phẩm trà thuốc Seivo của

trường Đại học Dược Hà Nội chứa cao tâm Sen, cao Củ bình vôi và Ích mẫu; chế

phẩm thuốc an thần Seroga của xí nghiệp dược phẩm Trung ương 25 chứa cao tâm

Sen, cao Củ bình vôi, cao Táo nhân và cao Thiên ma.

 Từ các tài liệu tổng quan về đối tượng nghiên cứu, nhận thấy: 

  ▪ Với cả 3 hợp chất nghiên cứu, chưa tìm thấy tài liệu tham khảo nào nói về

qui trình chiết xuất, phân lập và tinh chế hợp chất để sử dụng làm nguyên liệu thiết

lập CCĐC. Các tài liệu tham khảo đều mô tả các phương pháp chiết xuất và phân

lập  để thu  được hợp chất tinh khiết dùng cho các nghiên cứu phân tích phổ IR,

NMR. Nhiều tài liệu không xác định một cách định lượng độ tinh khiết của hợp

chất sau khi phân lập để đo phổ, một số tài liệu kiểm tra độ tinh khiết bằng TLC.

Không có tài liệu nào xác định các tạp chất liên qua sau khi phân lập. Các tạp chất

liên quan ở hàm lượng vết có thể không ảnh hưởng đến các nghiên cứu tiếp theo về

tác dụng dược lí của dịch chiết hoặc phân tích phổ của hợp chất, nhưng  đối với

nguyên liệu thiết lập chuẩn, tạp vết ảnh hưởng lớn đến chất lượng và độ ổn định

của CCĐC. Vì vậy, luận án sẽ tiến hành khảo sát các phương pháp chiết xuất, phân

lập, tinh chế các hợp chất với yêu cầu  độ tinh khiết trên 95%  để sử dụng làm

nguyên liệu thiết lập CCĐC, đồng thời nghiên cứu lựa chọn chương trình sắc kí

thích hợp để phân tích tạp chất liên quan trong sản phẩm tinh chế, nghiên cứu độ ổn

định của CCĐC thiết lập được trong thời gian 15 tháng ở điều kiện nhiệt độ 2 –

80oC, độ ẩm 40% để làm rõ ảnh hưởng của tạp chất liên quan đến chất lượng của

CCĐC.  

 Ngoài ra, một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất cũng được xem

xét để lựa chọn điều kiện chiết tối ưu [8], [49] như đặc điểm màng tế bào dược liệu,

chất nguyên sinh, chất keo, nhiệt độ… Trong đó dung môi có vai trò đặc biệt quan

trọng trong quá trình chiết xuất dược liệu. Để chiết xuất đạt hiệu suất cao và ít tạp

phải lựa chọn được dung môi có độ phân cực phù hợp và có tính chọn lọc cao với

chất cần chiết. Trong chiết xuất các chất alcaloid sử dụng dung môi hữu cơ thì pH

dung môi là yếu tố quyết định đến hiệu suất chiết [49]. 

 Một số phương pháp phân lập hợp chất tự nhiên sau [120] được nghiên cứu

khảo sát để lựa chọn cho phù hợp với đối tượng và qui mô của hợp chất cần phân

lập (qui mô pilot, để đạt được khối lượng hợp chất sau tinh chế tối thiểu là 2 gam):

i) phân lập bằng sắc kí lớp mỏng điều chế; ii) phân lập bằng sắc kí cột cổ điển và

cải tiến.

 Sau giai đoạn phân lập, hợp chất thường đạt được độ tinh khiết trên 80%

[120]. Đối với các hợp chất đã khá tinh khiết thì có thể tinh chế bằng cách kết tinh

lại trong dung môi nhiều lần [8]. Đối với các hợp chất có độ tinh khiết chưa cao thì

có thể tiến hành tinh chế bằng một trong hai cách sau đây: i) lặp lại giai đoạn phân

lập bằng sắc kí cột để lấy phân đoạn tinh khiết hơn; thay đổi dung môi rửa giải hay

thay đổi tỉ lệ dung môi (có thể sử dụng chương trình rửa giải gradient); thay đổi

kiểu sắc kí [120]; ii) tinh chế trên hệ thống sắc kí lỏng điều chế [53]. 

  ▪ Các đặc điểm thuộc về bản chất của đối tượng nghiên cứu như công thức

phân tử, công thức cấu tạo, nhiệt độ nóng chảy, độ tan trong các dung môi, các cực

đại hấp thụ tử ngoại… sẽ được sử dụng để lựa chọn dung môi và điều kiện chiết

xuất, lựa chọn dung môi pha mẫu, thành phần pha  động, bước sóng  định lượng

trong nghiên cứu xây dựng phương pháp định lượng hợp chất bằng HPLC. 

futemax apk ativador office 2013 

Đánh giá bài viết
(Visited 1.190 times, 1 visits today)

No comments

Trả lời

TINH LÁ SEN LÀ GÌ?