Site icon Mỡ Máu .VN – Thông tin bệnh học, chia sẻ kiến thức sức khỏe

Vài trò của chất béo

Cơ thể người được nuôi dưỡng bởi các chất khác nhau, trong đó việc bổ sung chất béo đóng vai trò quan trọng để duy trì cơ thể và tăng khả năng đề kháng. 

 

Tuy rằng hầu hết các phụ nữ đều “sợ” chất béo, nhưng thực ra đó vẫn là một trong 4 nhóm chất cần thiết cho cơ thể. Vấn đề là bạn cần chọn lựa và dung nạp chất béo thế nào để phù hợp với nhu cầu mà không ảnh hưởng đến cuộc sống. 

Cái nhìn tổng quan

Chất béo là dung môi hoà tan các loại sinh tố như A, D, E, K và giúp ruột hấp thụ tốt hơn các loại sinh tố này. Lượng chất béo bổ sung cho cơ thể theo từng giai đoạn không giống nhau và giảm dần theo thời gian. Trẻ em cần đến 60% năng lượng khẩu phần từ chất béo để nuôi dưỡng cơ thể trong khi người lớn chỉ cần khoảng 20-30% năng lượng khẩu phần từ chất béo. 

Lượng chất béo cung cấp cho cơ thể không nên nhỏ hơn 15% năng lượng khẩu phần. Vì nếu thế, cơ thể sẽ bị rối loạn tiêu hoá. Do chất béo là chất chậm tiêu, no lâu nhưng lại kích thích ruột tiết ra các chất rất có lợi cho tiêu hoá. 

Phải đảm bảo cơ thể cung cấp đầy đủ lượng chất béo. Cần cân đối khẩu phần ăn trong đó đảm bảo đạt từ 6-10% năng lượng do chất béo bão hoà (SFA), 6% đến dưới 10% năng lượng do chất béo chưa bão hoà đa (PUFA) và 5-10% năng lượng do chất béo chưa bão hoà đơn (MUFA) cung cấp cho cơ thể. Chính vì thế cần chú ý các đặc điểm sau đây:

Để cơ thể đạt được tỷ lệ cân bằng dinh dưỡng về chất béo thì khẩu phần ăn phải cân đối theo tỷ lệ 1:1:1 cả 3 loại SFA, MUFA và PUFA. Nên phối hợp các loại dầu ăn thích hợp với các loại thực phẩm tự nhiên có nhiều chất béo chưa bão hoà đa (PUFA) và chất béo chưa bão hoà đơn (MUFA) trong bữa ăn hàng ngày. 

Theo các nhà khoa học, cứ 1g chất béo cho 9Kcal. Vì thế các loại thức ăn giàu lipit là nguồn năng lượng đậm đặc cần thiết cho người lao động nặng, cần thiết cho thời kỳ phục hồi dinh dưỡng đối với người ốm. 

Chất béo dưới da và quanh phủ tạng đóng vai trò là tổ chức đệm và bảo vệ cơ tránh các tác động bất lợi của môi trường bên ngoài như nóng, lạnh. Ngoài ra chất béo còn là lớp bao che và chống đỡ cho các cơ quan như mắt, thận, nó hiện diện trong các lớp màng tế bào, trong các thớ thịt. 

Photphatit là thành phần cấu trúc tế bào thần kinh, não, tim, gan và tuyến sinh dục… tham gia vào quá trình dinh dưỡng của tế bào nhất là tính thấm của màng tế bào. 

Cholesterol cũng là thành phần cấu trúc tế bào và tham gia các chức năng chuyển hóa quan trọng như:

* Cholesterol là một loại tiền chất của axit mật tham gia vào quá trình nhũ tương hoá lipit. 

* Cholesterol tham gia tổng hợp các nội tố vỏ thượng thận (coctizon, testosterol, andosterol, nội tố sinh dục, vitamin B3). 

* Cholesterol có vai trò liên kết các độc tố tan máu (saponin) và các độc tố tan máu của vi khuẩn, ký sinh trùng. 

1. Chuyển hoá lipít

Trong khẩu phần ăn, lượng chất béo đóng vai trò quan trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Chế độ ăn uống hợp lý nhất là giảm lượng chất béo kết hợp với giảm các loại acid béo no và cholesterol. Nhiều nhà khoa học trên thế giới khuyên chất béo không nên thấp hơn 15% năng lượng khẩu phần cung cấp cho cơ thể. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì ở Việt Nam, sự tiêu thụ chất béo ở vùng nông thôn là 15,4%, miền núi là 11,9%, thành phố 18,8%. Với người Việt Nam, lượng chất béo chiếm 15-20% khẩu phần ăn là thích hợp nhất. 

2. Làm tăng lượng cholesterol trong máu

1.2 Acid béo no

Acid béo no có nhiều trong mỡ, bơ, nước luộc thịt, nó có mối liên quan với cholesterol trong máu, nguyên nhân gây nên các chứng bệnh về tim mạch, vì axit béo no có khả năng làm tăng cholesterol trong máu, giảm thành phần HDL-C. Chế độ ăn nhiều chất béo, acid béo no và cholesterol làm tăng yếu tố đông máu số VII và fibrinogen, đây được xem là yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành tim. 

2.2 Acid béo thể Trans

Các acid béo thể trans: có nhiều trong mỡ, sữa động vật ăn cỏ và thực phẩm công nghiệp chế biến ở nhiệt độ cao. 

Acid béo thể trans làm tăng cholesterol toàn phần và LDL- cholesterol, nó làm giảm HDL- cholesterol dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

3.2. Acid béo chưa no

Theo nghiên cứu, trong thời kỳ từ năm 1965-1985, tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành giảm ở Hoa Kỳ, Úc và Tây Âu nhưng lại tăng lên ở Đông Âu. Nguyên nhân hàng đầu của sự thay đổi là do tăng sử dụng các acid béo chưa no có nhiều nối kép, làm giảm tổng số cholesterol và LDL-cholesterol. 

3.2 Acid béo chưa no 1 nối đôi

Chế độ acid béo chưa no 1 nối đôi có nghĩa là thấp acid béo no và cholesterol dễ dẫn đến giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, triglycerid và hạn chế tới mức thấp nhất sự giảm HDL-cholesterol trong cơ thể. 

4.2 Acid béo chưa no nhiều nối đôi

Chế độ ăn nhiều acid béo chưa no có nhiều nối đôi (7% năng lượng có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu xuống còn 17,6-20,0%, nó làm giảm 16-34% tỉ lệ bệnh xơ vữa động mạch. 

5.2 Acid béo Omega-3

Các loại cá, dầu cá chứa nhiều các chất Eicosapentaenic (EPA) và Docosahexaenoic (DHA) có tác dụng làm giảm lượng cholesterol, triglycerid giúp đề phòng tốt các chứng huyết khối và điều chỉnh phần não HA trong THA ở thể nhẹ. Mỗi tuần nên ăn 3-5 lần cá, hải sản thay thế cho thịt. 

6.2 Lượng cholesterol trong khẩu phần ăn hàng ngày

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bệnh mạch vành có liên quan đến lượng cholesterol toàn phần trong máu. Theo đó, lượng cholesterol trong khẩu phần có ảnh hưởng đến cholesterol toàn phần trong huyết thanh. Tuy nhiên, ảnh hưởng này ít hơn các acid béo no. 

Các ủy ban chuyên viên Quốc tế đều khuyên lượng cholesterol trong chế độ ăn nên dưới 300mg/ngày/người. 

Nhu cầu chất béo (theo Viện dinh dưỡng QG).

Nhóm tuổi  

 

% năng lượng lipid

Tối đa

Trẻ<6 tháng

6-11 tháng

1-3 tuổi

4-18 tuổi

Nam giới trưởng thành

Phụ nữ tuổi sinh đẻ, có thai, cho con bú

45-50%

40%

35-50%

20-25%

18-25%

20-25%

60%

60%

50%

30%

25%

30%

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

 

Đánh giá bài viết
(Visited 161 times, 1 visits today)