Menu

Rối loạn mỡ máu: Phòng và điều trị

Ăn cá nhiều hơn ăn thịt, nên chọn loại cá béo, loại chất béo omega-3 có trong mỡ cá béo sẽ làm giảm lipit máu, giảm cholesterol máu.

giammomau

a. Không dùng thuốc

Cơ cấu chất béo phải thay đổi. Giảm các chất béo bão hòa (thịt mỡ, bơ, pho-mát, margarin…). Nên ăn các loại chất béo chưa bão hòa (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu vừng…) vì chúng làm giảm cholesterol toàn phần và giảm cholesterol có hại.

Không ăn nhiều các thức ăn có cholesterol cao. Nhu cầu hàng ngày là 300mg cholesterol. Một lòng đỏ trứng có trung bình 215mg cholesterol. Thực phẩm hàng ngày không chỉ có trứng mà còn có các loại chứa cholesterol khác (như thịt, sữa, gan, bơ, lòng súc vật…). Mỗi tuần chỉ nên ăn ba quả trứng là vừa. Trong 100g tôm có 195mg cholesterol nhưng ít ai ăn tới 100g tôm một ngày nên người ta không đề cập đến việc kiêng tôm. Thịt có màu đỏ (bò, trâu, lợn…) có nhiều cholesterol và acid béo hão hòa và sự hiện diện cả 2 chất này là không lợi cho bệnh tim mạch.

Ăn nhiều rau quả (vì chúng làm hạ lượng cholesterol) như các loại táo, bưởi, cam, quýt, bắp cải, cải củ, cải bẹ, cải xanh, cà rốt, cà chua, cà tím, đu đủ, tỏi, hành ta, hành tây, gừng ớt. Mỗi ngày nên ăn 200 gam rau lá 100 gam củ, quả non, 200 gam quả chín.

Ăn cá nhiều hơn ăn thịt, nên chọn loại cá béo, loại chất béo omega-3 có trong mỡ cá béo sẽ làm giảm lipit máu, giảm cholesterol máu.

Ngoài chế độ dinh dưỡng nói trên, người bệnh còn cần vận động thường xuyên kiên trì (như dọn dẹp, lên xuống cầu thang, tập thể dục, chăm sóc cây cảnh…) để giảm mập.

b. Dùng thuốc và các nhóm thuốc

-Acid nicotinic (dilexpal, novacyl): có tác dụng làm giảm VLDL, giảm Triglycerid do ức chế quá trình tiêu lipid ở tổ chức mỡ, làm giảm lượng acid béo cần thiết cho gan tổng hợp VLDL, làm tăng chuyển hóa VLDL qua đó giảm LDL. Thuốc còn làm giảm lipoprotein (a), làm tăng nhẹ HDL.

Tác dụng phụ: dễ gây rối loạn tiêu hóa, nóng rát dạ dày, buồn nôn, chán ăn, bừng nóng mặt, đỏ da, nhịp tim nhanh, có thể làm tăng men gan.

Không dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, suy gan, suy thận, tăng nhãn áp, loét dạ dày tá tràng đang tiến triển.

Liều thường dùng dilexpal 1,5 – 3g/ngày, bắt đầu từ liều thấp rồi tăng từ từ để tránh tác dụng phụ.

Các thuốc họ fibrat: clofibrat (miscleron, lipavlon), bezafibrat (bezalip), fenofibrat (lipanthyl), gemfibrozil (lopid)…

-Các thuốc nhóm này làm giảm dòng acid béo về gan, làm giảm tổng hợp VLDL, làm tăng độ thanh thải VLDL, giảm hình thành LDL nhỏ và đặc dễ gây vữa xơ động mạch, giảm ôxy hóa LDL: kết quả là giảm cả Triglycerid và cholesterol toàn phần(giảm Tryglycerid nhiều hơn), giảm VLDL và LDL, tăng HDL.

Tác dụng phụ: đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy, mẩn ngứa, có thể có tăng men gan, yếu cơ … Đáng lưu ý là sỏi mật, gặp với clofibrat nhiều hơn các fibrat khác.

Chống chỉ định: suy gan, suy thận, bệnh lý túi mật.

Không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú.

-Các statin: đây là nhóm thuốc hiện nay được dùng phổ biến nhất trong điều trị rối loạn lipid máu. Rất nhiều các nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của các loại statin trong dự phòng tiên phát và thứ phát các biến chứng của bệnh Vỡ xơ động mạch (bệnh mạch vành và tai biến mạch máu não). Các thuốc được sử dụng phổ biến là fluvastatin (lescol), atovastatin (lipitor), pravastatin (elisor), simvastatin (zocor) và rosuvastatin (biệt dược crestor). Nhiều nghiên cứu gần đây về các statin cho thấy, ngay cả ở những người không có rối loạn lipid máu, có các yếu tố nguy cơ tim mạch, dùng statin vẫn có tác dụng dự phòng các tai biến tim mạch. Trong số các statin, thuốc rosuvastatin còn được chứng minh là có tác dụng làm giảm kích thước của mảng vữa xơ động mạch.

-Các statin ức chế men HMGCoA reductase làm cản trở quá trình nội sinh cholesterol toàn phần trong tế bào, làm tăng tổng hợp các cảm thụ cho LDL để tăng thoái giáng LDL theo con đường các cảm thụ. Các statin làm giảm cholesterol toàn phần là chính, làm giảm nhẹ Triglycerid và tăng nhẹ HDL.

Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, đau đầu, nổi mẩn, đôi khi tăng các men gan, yếu cơ, tăng CPK.

Chống chỉ định: suy gan, suy thận.

Không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú. Giảm liều khi dùng cùng với các chất kháng vitamin K (trừ với pravastatin).

Liều dùng: simvastatin và pravastatin 5-30 mg/ngày, atovastatin 10-80 mg/ngày, crestor 10 mg/ngày – ít phải điều chỉnh liều…

-Các acid béo không no omega-3

Các acid béo không no họ omega-3 được chiết xuất từ cá biển, có tác dụng làm giảm Triglycerid và VLDL máu là chính, giảm nhẹ cholesterol toàn phần, LDL, tăng nhẹ HDL (tuy hiệu lực chưa bằng fibrat), còn làm giảm nguy cơ huyết khối do tác động đến chuyển hóa của prostaglandin.

Thuốc ít có tác dụng phụ.

Thuốc từ nguồn dược liệu trong nước đã được một số tác giả nghiên cứu và đã hoặc mới được dùng trên lâm sàng như: nghệ curcuma longa (cholestan); ngưu tất (didentin); các acid béo không no chiết xuất từ dầu đậu nành và dầu mầm hạt ngô. Chế phẩm từ dầu đậu nành mang tên hypochol có hiệu lực tương tự như maxepa – là các acid béo không no chiết xuất từ cá biển. Các nghiên cứu với các dược liệu trên cho thấy các thuốc đều có hiệu lực thấp hơn so với fibrat và statin, chỉ định khi có rối loạn lipid nhẹ và vừa.

Phương pháp điều trị mới

Phương thức điều trị mới này dựa trên việc kết hợp hai loại phân tử trong cùng một viên thuốc: chất simvastatin và chất ezetimibe. Chất thứ nhất là một statin có tác dụng làm giảm sự sản xuất chất Ldl ở gan, chất thứ hai ức chế sự hấp thu Ldl ở ruột non, cho phép làm hạ lượng cholesterol xấu trong máu.

Những thuốc nói trên thường đắt, khó dùng. Thầy thuốc chỉ cho khi có sự rối loạn mất cân bằng cholesterol thực sự và khi tiền sử người bệnh không có bệnh tim mạch, tiểu đường

Đánh giá bài viết
(Visited 107 times, 1 visits today)

No comments

Trả lời

TINH LÁ SEN LÀ GÌ?