Menu

Chế độ ăn cho người máu nhiễm mỡ

Chế độ ăn cho người máu nhiễm mỡ như thế nào, một số lời khuyên cho người bị bệnh máu nhiễm mỡ.

bệnh mỡ máu, điều trị mỡ máu, giảm mỡ máu, mỡ máu và cách điều trị, thuốc   chữa bệnh mỡ máu cao,mỡ máu cao,chữa mỡ máu cao,điều trị mỡ máu cao,mỡ máu cao nên ăn gì,mỡ trong máu cao

Người có máu nhiễm mỡ cao thể hiện ở mức cholesterol cao hơn 200-220 mg% và triglycerid cao hơn 130 mg%, và họ cần có một chế độ dinh dưỡng thích hợp

Những thể khác nhau

Theo lương y Phạm Như Tá (Hội Đông y Q.Bình Thạnh, TP.HCM), Đông y xếp bệnh mỡ trong máu cao thuộc loại các chứng đàm thấp, phì bàng (béo phì).

Bệnh thường có những triệu chứng tùy theo mỗi thể: với thể thấp nhiệt uất kết – biểu hiện người nóng khát nước, tiểu ít, người phù, mỡ máu cao, bụng đầy, rêu lưỡi dày…; với thể khí trệ huyết ứ – biểu hiện mỡ máu cao, hay đau nhói trước ngực, thiếu máu cơ tim, lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết…; thể tỳ hư đờm thấp – biểu hiện mỡ máu cao, hay mệt mỏi chân tay, chán ăn, đầy bụng, thường đi tiêu lỏng, rêu lưỡi trắng dày…; thể tỳ thận lưỡng hư – thường gặp ở người lớn tuổi với biểu hiện, mỡ máu cao, mệt mỏi, bụng đầy, ăn uống kém, mỏi lưng, mỏi gối, tai ù, hay hoa mắt, lưỡi đỏ rêu mỏng…

Mỡ trong máu cao thường có liên quan nhiều đến các bệnh xơ động mạch, bệnh động mạch vành, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, bệnh béo phì, tiểu đường…

Phép trị và cách ăn uống phù hợp

Tương ứng với từng thể bệnh trên, theo lương y Phạm Như Tá sẽ có những phép trị khác nhau, bên cạnh những cách ăn uống phù hợp.

Cụ thể như: ở thể thấp nhiệt uất kết, thì phép trị là “thanh nhiệt, lợi thấp”, dùng bài thuốc gồm các vị: bạch truật, bạch linh, trư linh, trạch tả, nhẫn đông đằng, ý dĩ (tất cả cùng 10-15gr), hà diệp, cúc hoa, râu bắp (đồng 10-12gr), hoạt thạch 20-30gr, cam thảo 4gr, thảo quyết minh tươi 20gr, đem sắc (nấu uống).

Với thể khí trệ huyết ứ thì dùng phép trị “hoạt huyết, lý khí”, dùng bài thuốc gồm các vị: sinh địa, đương quy, bạch thược (cùng 12-16gr), đào nhân, xuyên ngưu tất, sài hồ (đồng 10-12gr), đơn sâm 12gr, hồng hoa, sung úy tử, chỉ thực, hương phụ, xuyên khung (đồng 8-10gr), đem sắc uống.

Với thể tỳ hư đờm thấp, dùng phép trị “kiện tỳ, hòa vị, hóa đàm, trừ thấp”, dùng bài “Hương sa lục quân tử thang” kết hợp với bài “Bạch kim hoàn gia giảm”, gồm: đảng sâm, bạch truật, bạch linh, trúc nhự (đồng 10-12gr), trần bì, bán hạ, chỉ thực, mộc hương, sa nhân, uất kim (đồng 6-10gr), bạch phàn 2gr (tán bột hòa uống), chích thảo 3gr đem sắc uống.

Ở thể tỳ thận lưỡng hư, phép trị sẽ là “Bổ thận, kiện tỳ”, dùng bài gồm: hà thủ ô đỏ 10-12gr, thố ty tử 10-12gr, tiên linh tỳ 10gr, sinh địa 10-12gr, trạch tả 10-15gr, bạch linh 12g, bạch truật 10gr, đem sắc uống.

Ngoài ra, còn có những bài thuốc dân gian dùng cho người có mỡ máu cao như: dùng quả bắp, hạt bí ngô (cùng 30gr) đem nấu rồi dùng luôn cả cái lẫn nước; dùng cuống bí ngô 300gr, sơn tra 30gr đem nấu uống; dùng 1 củ cà rốt, 30gr đậu phộng nấu ăn ngày 1-2 lần; bí đao 100gr đem nấu với 30gr cành lê để dùng; lấy 30gr lá dưa hấu và 30gr vỏ đậu phộng nấu uống; dùng 30gr hạch đào nhân, 60gr lá bắp nấu uống.

Để phòng mỡ trong máu cao cần hạn chế dùng những món có quá nhiều chất béo động vật và nên dùng ít muối… Bên cạnh đó dùng nhiều rau quả tươi, vận động thể lực hằng ngày. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, chớ kiêng khem quá mức trong ăn uống vì sẽ gây thiếu chất dinh dưỡng cho cơ thể!

Kiêng kị

  Lượng mỡ trong máu tăng cao liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống của chính bạn. Cách điều trị đơn giản và hiệu quả nhất là điều chỉnh ngay trong bữa ăn hàng ngày của gia đình. Bài này xin đưa ra một số gợi ý về những thực đơn giúp giảm và ngăn ngừa lượng mỡ nhiễm trong máu.

Những người bị mỡ trong máu cao cần biết kiểm soát ăn uống một cách nghiêm khắc. Nên ăn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp như rau xanh, các sản phẩm được làm từ đậu, thịt nạc thăn… Đặc biệt là nên ăn những loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ. Chỉ có như vậy thì mới làm giảm được sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol.

– Không nên ăn tối quá muộn với thức ăn nhiều đạm vì rất khó tiêu hoá và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.

– Nên ăn nhạt vì thức ăn này có lợi cho sức khoẻ và bệnh tim. Kiêng thức ăn có nồng độ chất béo cao, nên ăn những thức ăn ít chất béo như cá, đậu phụ, đỗ tương.

– Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: Gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, ba ba, trà, dầu ngô.

Để khắc phục tình trạng cholesterol máu cao, chế độ ăn là ưu tiên số một.

Ăn ít chất béo

Để giảm cholesterol trong máu, chế độ ăn chỉ được cung cấp dưới 30% calo từ chất béo – Tránh ăn mỡ động vật (mỡ lợn, bơ, mỡ bò…) và kem sữa bò: Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo no, những chất rất dễ làm tắc động mạch. Cách tốt nhất là chọn toàn thịt nạc, nếu ăn thịt gia cầm thì nên bỏ da. Nếu dùng các thức ăn từ sữa thì nên chọn loại đã tách kem (còn gọi là sữa gầy). Ngay cả sữa chua hay pho mát cũng nên chọn loại làm từ sữa gầy hoặc sữa có hàm lượng chất béo chỉ 1-2%.

– Tránh dùng dầu cọ hay dầu dừa. Không chỉ tồn tại riêng lẻ, các loại dầu này có mặt trong kem thực vật để uống với cà phê (coffee creamers, coffee mate), bánh kem, kẹo chocolate…

– Tránh các thức ăn như bơ thực vật dạng thỏi và bánh, bánh nướng lò, sản phẩm dạng rán như khoai tây rán, mì ăn liền và nhiều thức ăn công nghiệp chế biến sẵn khác. Trong những thức ăn này có axit béo dạng trans, có thể làm tăng lượng cholesterol máu. Để tránh axit này, nếu muốn phết bơ lên bánh mì hãy chọn loại bơ thực vật mềm.

– Nên dùng dầu ô liu, dầu cải, dầu ngô, dầu hạt rum, dầu đậu nành và dầu hướng dương. Đây là những loại dầu có tác dụng làm hạ mức cholesterol. Điều cần lưu ý là tổng tất cả các loại chất béo nói trên đều không được vượt quá 30% lượng calo cho phép.

Ít ăn thịt đỏ, ăn nhiều cá, rau quả

– Giới hạn lượng thịt đỏ (bò, ngựa, trâu, cừu) tiêu thụ dưới 255 g/tuần.

– Ăn nhiều cá (mỗi tuần vài ba lần) để thu nhận axit béo hệ Omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu có nhiều axit béo loại này.

– Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn, đặc biệt là dưới dạng hòa tan. Những thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan là gạo lức, các hạt họ đậu, đậu lăng, lúa mạch, rau, trái cây (táo, lê, ổi, mận, cam, bưởi). Các thức ăn này làm giảm lượng chất béocholesterol được hấp thụ vào cơ thể, giúp “trục xuất” các muối mật ra ngoài.

– Nạp đủ axit folic: Nếu hàm lượng axit này trong máu quá thấp thì hàm lượng homocystein sẽ tăng, dẫn đến nguy cơ bị bệnh tim. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên nạp mỗi ngày 400 microgram axit folic qua các thực phẩm như rau chân vịt, nước ép trái cam, bánh mì, lạc, đậu trắng và mầm lúa mì.

Một số món ăn tốt cho người máu nhiễm mỡ

Để giảm lượng mỡ trong máu, nên bắt đầu từ chế độ ăn uống. Các chuyên gia sức khỏe khuyên những bệnh nhân mắc bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn nhiều giá, đậu xanh, hành tây, táo…

Hành tây – Giúp làm tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể

Hành tây là một trong số rất ít những loại thực phẩm có chứa prostaglandin A – một chất giúp giãn mạch, có thể làm mềm các mạch máu, giảm độ nhớt máu, tăng lưu lượng máu mạch vành, thúc đẩy huyết áp các chất khác bài tiết, do đó, lipid trong máu cũng theo đó mà được đào thải.

Ngoài ra, thường xuyên ăn hành tây còn có thể  làm giảm lượng cholesterol xấu, cải thiện xơ vữa động mạch, tặng lượng  cholesterol có lợi cho cơ thể.

Giá đỗ – Đào thải lượng cholesterol xấu

bệnh mỡ máu, điều trị mỡ máu, giảm mỡ máu, mỡ máu và cách điều trị, thuốc   chữa bệnh mỡ máu cao,mỡ máu cao,chữa mỡ máu cao,điều trị mỡ máu cao,mỡ máu cao nên ăn gì,mỡ trong máu cao

Giá đỗ chính là một trong những loại thực phẩm có chức năng làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Đặc biệt, trong quá trình nảy mầm, lượng vitamin của giá đỗ tăng cao khoảng 67 lần so với  hạt đậu ban đầu. Vitamin C có thể thúc đẩy sự bài tiết cholesterol và ngăn ngừa tích tụ  thành động mạch. Giá đỗ có chứa nhiều chất xơ giúp cơ thể loại bỏ các chất cholesterol có hại cho cơ thể.

Táo – Hấp thu cholesterol dư thừa

bệnh mỡ máu, điều trị mỡ máu, giảm mỡ máu, mỡ máu và cách điều trị, thuốc   chữa bệnh mỡ máu cao,mỡ máu cao,chữa mỡ máu cao,điều trị mỡ máu cao,mỡ máu cao nên ăn gì,mỡ trong máu cao

Táo là thực phẩm có tác dụng giảm lượng mỡ trong máu. Táo có chứa nhiều chất xơ hòa tan với acid. Có thể tưởng tượng hợp chất này giống như miếng bọt biển sẽ hấp thụ các cholesterol dư thừa và chất béo trung tính.

Ngoài ra, trong táo còn có chứa nhiều Pectin có thể hạ thấp cholesterol và do đó tăng cường hiệu lực hạ lượng mỡ trong máu.

Không chỉ vậy, táo còn có thể phân hủy acid acetic, đây là hoạt đọng có lợi cho việc ngăn chặn sự sự dị hóa của cholesterol và triglycerides.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa trong việc hạ lượng mỡ trong máu, tốt nhất là ngoài rau và hoa quả, hãy ăn thêm nhiều các loại thịt để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Cá hồi – “Trợ thủ” cho việc hạ chất béo trung tính

che-do-an-cho-nguoi-mau-nhiem-mo-1

Cá hồi giàu Omega 3 acid béo không bão hòa, có thể làm giảm triglyceride và tăng mật độ lipoprotein cholesterol, tăng độ đàn hồi mạch máu.

Cá chép

Ngoài cá hồi ra thì cá chép cũng là một trong những loại thực phẩm tốt đối với người mắc bệnh máu nhiễm mỡ.

Thịt gà bỏ da

bệnh mỡ máu, điều trị mỡ máu, giảm mỡ máu, mỡ máu và cách điều trị, thuốc   chữa bệnh mỡ máu cao,mỡ máu cao,chữa mỡ máu cao,điều trị mỡ máu cao,mỡ máu cao nên ăn gì,mỡ trong máu cao

So với thịt lợn, bò, cừu và nhiều loại thịt đỏ khác thì thịt gà chứa nhiều acid béo không bão hòa, rất thích hợp cho việc điều trị chứng máu nhiễm mỡ

 

xem-chi-tiet-san-pham

cholessen-banner

Đánh giá bài viết
(Visited 94 times, 1 visits today)

No comments

Trả lời

TINH LÁ SEN LÀ GÌ?