Theo y học, nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gút chính là do axit uric. Và một trong những biện pháp để phòng chống acid uric tăng cao chính là dùng các thực phẩm mà không có hoặc ít có nhân purin, kết hợp với dùng các thực phẩm có công dụng tăng cường đào thải acid uric thông qua đường tiết niệu.
Bài viết sau sẽ giúp người bị bệnh gút chọn được đúng thực phẩm cho mình:
1. Rau cần:
+ Rau cần trồng dưới nước là loại rau tính mát, vị ngọt. Bạn đừng lầm tưởng rằng cần nước và cần cạn giống nhau nhé, bởi vì cần cạn sẽ đắng hơn cần nước 1 chút đó, chỉ có công dụng của chúng là gần giống nhau thôi, cần nước trong Đông Y có công dụng là thanh nhiệt lợi thủy.
+ Cần trồng trên cạn cũng có tính mát, nhưng vị lại hơi đắng ngọt, có công dụng chính là thanh nhiệt, khu phong và lợi thấp.
+ Thực ra bạn có có thể dùng đồng thời cả hai loại, bởi vì nó đặc biệt tốt trong giai đoạn mà bạn đang chữa bệnh gút cấp tính.
+ Rau cần như đã nói là loại rau rất dồi dào các sinh tố, khoáng chất và nó hầu như không chứa nhân purin. Vì vậy mà bạn có thể dùng nó mà không cần phải lăn tăn gì cả, cần có thể ăn sống hoặc ép lấy nước uống hay nấu canh ăn hằng ngày tùy vào mục đích sử dụng của người dùng.
2. Súp lơ:
+ Là một trong những loại rau nằm trong top những thực phẩm giàu vitamin C và hơn hết là nó chứa ít nhân purin.
+ Theo dinh dưỡng thì súp lơ tính mát, vị ngọt, công dụng chính là thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện, cho nên đây nên là thực phẩm thích hợp cho người có acid uric máu cao.
3. Dưa chuột:
+ Là loại rau rất kiềm tính, giàu vitamin C, đặc biệt rất dồi dào các muối kali và rất nhiều nước,
+ Muối kali trong y học được biết đến là chất có tác dụng lợi niệu vậy nên những người bị gút rất cần ăn nhiều dưa chuột. Bởi công dụng của nó là thanh nhiệt lợi thủy, sinh tân chỉ khát và quan trọng nhất chính là giải độc nên khả năng của nó là tích cực bài tiết acid uric thông qua đường tiết niệu.
4. Cải xanh:
+ Đây cũng là loại rau kiềm tính cho nên ai cũng có thể ăn được, và hầu như không chứa nhân purin.
+ Người bệnh nên thêm cải xanh vào danh sách ăn uống hằng ngày của mình vì nó có tác dụng giải nhiệt trừ phiền và thông lợi tràng vị, rất thích hợp với người bị bệnh gút.
5. Cà:
+ Cà được dân gian sử dụng nhiều trong các bài thuốc nam chữa bệnh, bởi vì nó có tác dụng là hoạt huyết tiêu thũng và khứ phong thông lạc, tuy nhiên đồng thời nó cũng thanh nhiệt chỉ thống.
+ Thêm nữa đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và không chứa nhân purin.
+ Theo các nghiên cứu hiện đại thì cà nói chung rất lợi niệu.
6. Cải bắp:
+ Cải bắp theo những gi chép ý học là rau có công dụng bổ tinh tủy, lợi ngũ tạng lục phủ và ảnh hưởng tốt đến hệ bài tiết, cho nên cũng rất có ích cho khớp nhờ cơ chế thông kinh hoạt lạc, vì vậy rất tốt cho người có acid mức uric trong máu cao.
7. Củ cải:
+ Là rau có công dụng chính là lợi quan tiết và hành phong khí, giải độc, trừ phong thấp, hơn hết là loại thực phẩm rất thích hợp với những người bị phong thấp nói chung và bệnh gout nói riêng.
+ Cũng như các loại thực phẩm trên, đây cũng là loại rau kiềm tính, nhiều nước mà lại không có nhân purin.
8. Khoai tây:
+ Các bác sĩ vẫn khuyên người bệnh gút ăn khoai tây, bởi vì trong thành phần hóa học của khoai tây hầu như không hề có nhân purin.
9. Bí đỏ:
+ Đừng lầm tưởng rằng ăn bí đỏ sẽ làm bệnh trở lên nên nghiêm trọng hơn, bởi đây là loại quả tính ấm, vị ngọt, mà công dụng của nó lại là bổ trung ích khí, cho nên tác dụng giảm mỡ máu của bí đỏ cực lớn.
+ Những thực phẩm được khuyên dùng cho bệnh nhân gút đều là những loại thực phẩm kiềm tính, không chứa nhân purin, và bí đỏ không phải ngoại lệ, đây là thực phẩm lý tưởng cho những người bị cao huyết áp, cùng các bệnh lí liên quân như rối loạn lipid máu, hay là hạ đường huyết, béo phì, đặc biệt là tăng acid uric trong máu.
10. Bí xanh:
+ Các loại bí đều có tấc dụng tốt với người bệnh gút, bởi đây là thực phẩm tính mát, vị ngọt đạm. Đã từ lâu, Đông y luôn coi bí xanh là thuốc chữa bệnh, là thực phẩm đã được dân gian dùng với mục đích để thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc cơ thể và giảm béo.
+ Đây chính là loại thực phẩm kiềm tính như các loại trên. Ngoài ra bạn có thể dùng để nấu canh, xào nấu, bởi vì nó có nhiều nước mà nó lại chứa rất ít nhân purin, vậy nên có khả năng thanh thải bớt đi các các acid uric qua đường tiết niệu khá là hiệu quả.
11. Dưa hấu:
Dưa hấu là dưa của mùa hè, cũng là quả để giải khát, vì dao lại nói như vậy? Bởi vì nó có tính lạnh, vị ngọt, đặc biệt có công dụng thanh nhiệt giải khát và lợi tiểu tiện.
+ Trong thành phần của dưa hấu còn có chứa nhiều các muối kali, nước và hầu như không có nhân purin. Vậy mới nói ây là loại quả đặc biệt tốt, nhất là cho những người bị gút giai đoạn cấp tính.
12. Đậu đỏ:
+ Đậu đỏ có tính bình, vị ngọt chua, nó đóng vai trò là kiện tỳ chỉ tả, có tác dụng lợi niệu tiêu thũng.
+ Thực chất trong thành phần hóa học của đậu đỏ các cnghieen cứu vẫn không tìm thấy có có nhân nhân purin.
13. Lê và táo:
+ Giống như dưa hấu, hai loại quả này vẫn được coi là thực phẩm để giải khát, chính vì tính mát, vị ngọt, và có công dụng thanh nhiệt, giải khát của nó nên lê và táo luôn là loại thức uống yêu thích của rất nhiều người.
+ Chúng cũng không có chứa nhân purin.
14. Nho:
nhiều nước, giàu sinh tố tốt cho người bệnh gút bời nó không chứa nhân purin.
15. Sữa bò:
Đây thực chất là loại thực phẩm bổ dưỡng và cực kì giàu chất đạm, nhiều nước, nhưng nó lại chứa rất ít nhân purin. Vì vậy dù được khuyên kiêng sản phẩm giàu đạm, nhưng người bệnh vẫn có thể uống sữa bò. Đây là thứ nước uống cực lý tưởng cho bệnh nhân bị bệnh gút cả triệu chứng cấp tính và mãn tính.
16. Đậu tương:
ít nhân purin, giàu chất đạm, nhiều khoáng chất, có khả năng tăng cường sự bài tiết các acid uric qua đường nước tiểu.
Lời khuyên: Ngoài ra, những người có acid uric máu cao cũng cần nên thêm vào danh sách các thực phẩm khác như: cà rốt, cà chua, măng và mướp, hay các thực phẩm nhiều nước như dưa gang, cải trắng, mã thầy, mía, hoặc các thực phẩm bổ sung vitamin C như: chuối, cam, quít, đào, quả anh đào, mơ, hạt dẻ…
Đặc biệt không được quên tăng lượng nước uống để kích thích cơ thể thải acid uric ra ngoài.
Trả lời