Menu

Món ăn bài thuốc giúp hạ mỡ máu

Chứng mỡ máu tăng cao là dấu hiệu quan trọng hàng đầu của bệnh xơ vữa động mạch và sẽ gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não … Giảm lượng mỡ máu thừa là một việc làm cần thiết, dưới đây là một số biện pháp mời bạn đọc tham khảo.

 bệnh mỡ máu, điều trị mỡ máu, giảm mỡ máu, mỡ máu và cách điều trị, thuốc chữa bệnh mỡ máu cao, mỡ máu cao, chữa mỡ máu cao, điều trị mỡ máu cao, mỡ máu cao nên ăn gì, mỡ trong máu cao, phòng bệnh mỡ máu, phòng bệnh mỡ máu cao, phòng bệnh máu nhiễm mỡ

Giảm béo và hạ mỡ máu bằng Đông dược

Lá sen khô 60 g, sơn tra xanh, ý dĩ xanh mỗi loại đều 10 g, lạc lá 15 g, vỏ quýt 5 g, lá chè 60 g. Tất cả tán thành bột, pha với nước sôi uống thay trà hằng ngày. Thuốc có tác dụng giảm mỡ, giảm béo và các triệu chứng mỡ máu cao.

Không chỉ y học hiện đại mà cả Đông y cũng có nhiều phương pháp loại trừ lượng mỡ xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Sau đây là các phương pháp làm giảm mỡ máu dễ tìm, sẵn có, giá thành rẻ và ai cũng có thể thực hiện được:

Làm giảm mỡ máu – giảm béo

Dược liệu: Lá sen khô 60 g, sơn tra xanh, ý dĩ xanh mỗi loại đều 10 g, lạc lá 15 g, vỏ quýt 5 g, lá chè 60 g. Các vị trên tán thành bột, pha với nước sôi lấy nước uống thay trà hằng ngày.

Tác dụng : Bổ lách, tiêu thấp, giảm mỡ, giảm béo, hay chóng mặt, nhức đầu, mạch căng hay gặp trong mỡ máu cao.

Làm hạ mỡ máu cao, tăng tính đàn hồi huyết quản

Dược liệu: Trà ô long (Trung Quốc) 3 g, hoa hòe 18 g, hà thủ ô 30 g, vỏ bí đao (đông qua) 18 g, ruột sơn trà 15 g. Cho các vị trên sắc lấy nước uống thay trà trong ngày.

Tác dụng: Làm hạ mỡ trong máu cao, làm tăng tính đàn hồi của huyết quản, do vậy phòng ngừa được chứng mỡ máu cao và xơ hóa thành mạch.

Chữa chứng mỡ trong máu cao

Dược liệu: Lá sen tươi 20 g, xé vụn hãm nước sôi 15 phút lấy nước uống thay trà; Nếu không có lá tươi dùng khô 10 g, hãm lấy nước uống.

Tác dụng: Làm hạ cholesterol máu cao.

Chữa chứng mỡ máu cao

Dược liệu: Vừng đen (mè) 60 g, quả dâu 60 g, đường trắng 10 g, gạo tẻ 30 g. Giã nát vừng đen, quả dâu, gạo tẻ, lấy nước đổ vào nồi đất đun sôi, cho đường trắng vào, chờ đường tan hết mới cho 3 vị trên đã được giã nát vào, nhớ cho vào từ từ, như vậy sẽ có thành phẩm thơm, dễ ăn, làm tiêu bệnh, khỏe người.

Tác dụng: Bổ âm, thanh nhiệt, hạ mỡ trong máu, dùng chữa chứng mỡ máu cao là thích hợp.

Làm hạ huyết áp – giảm mỡ máu

Dược liệu: Mộc nhĩ trắng 20 g, sơn trà thái lát 40 g, đường trắng 1 thìa. Mộc nhĩ ngâm nước trong một ngày, khi nở ra giống như lúc còn tươi là được. Cắt thành miếng vuông nhỏ, cho vào nồi đất đun nhỏ lửa 1 giờ mới đổ sơn trà và đường trắng vào, hầm tiếp 30 phút nữa, mộc nhĩ nhừ thì bắc ra để dùng.

Cách dùng: Ăn cả nước lẫn cái, ngày 1-2 lần, mỗi lần một bát nhỏ có thể ăn điểm tâm hoặc ăn trước lúc đi ngủ. Ăn hết trong 2 ngày với lượng trên. Các ngày khác ăn tiếp chỉ cần lượng là nửa của hai ngày ban đầu là được.

Tác dụng: Bổ dưỡng huyết mạch, làm hạ huyết áp, giảm mỡ máu, mát phổi, có thể dùng làm món ăn tẩm bổ cho bệnh nhân tim mạch.

Thực phẩm giúp giảm mỡ máu

1. Hành tây

Hành tây là trong số ít các loại rau có chứa prostaglandin A, nó như liều thuốc làm giãn và mềm các mạch máu, làm giảm độ nhớt máu, làm tăng lưu lượng máu mạch vành qua đó giảm mỡ máu, ổn định huyết áp và ngăn ngừa bệnh nghẽn mạch máu. Hơn thế, hành tây có lượng cholesterol thấp, cải thiện xơ vữa động mạch.

2. Giá đỗ

Đậu xanh chính là một loại thực phẩm làm giảm cholesterol tốt, vì trong khi nảy mầm vitamin C tăng hơn 67 lần so với hạt đậu ban đầu. Rất nhiều vitamin C có thể thúc đẩy sự bài tiết cholesterol và ngăn ngừa tích tụ trong thành động mạch. Giá đậu xanh có vị ngọt, chứa nhiều nước, đẩy tan mọi mệt mỏi trong cơ thể và giảm mỡ máu.

3. Táo

Táo là một trong những loại quả giúp giảm mỡ máu tốt nhất. Chất xơ trong táo giống như một miếng bọt biển hấp thụ cholesterol dư thừa và chất béo. Táo còn giàu pectin, vitamin C, fructose… hạ lượng mỡ trong máu hiệu quả.

4. Cá hồi

Cá hồi giàu omega 3 và acid béo không bão hòa, có thể làm giảm triglyceride máu, và tăng mật độ cao lipoprotein cholesterol, tăng độ đàn hồi mạch máu.

5. Thịt gà không da

So với thịt lợn, bò, cừu và thịt đỏ khác, thịt gà chứa nhiều axít béo chưa bão hòa phù hợp cho những người bị rối loạn mỡ máu. Nhưng bạn phải chắc chắn bỏ hết da gà vì da gà rất nhiều protein và các loại chất béo.

6. Đậu phộng

Đậu phộng rất giàu sterols giúp cơ thể ức chế hấp thu cholesterol, mức cholesterol trong máu thấp hơn. Ngoài ra, đậu phộng cũng giàu axit béo chưa bão hòa và choline, lecithin và chất dinh dưỡng khác, có thể phân hủy cholesterol trong cơ thể và tốt cho hệ bài tiết.

Giảm mỡ máu bằng biện pháp ăn uống theo y học cổ truyền

Kho tàng y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc điều trị tốt chứng đàm trệ. Ưu điểm của việc chữa bệnh này bằng Đông dược là không có tác dụng phụ như tiêu chảy, suy giảm chức năng gan. Sau đây là một số bài thuốc, vị thuốc đơn giản, dễ sử dụng nhưng có hiệu quả cao:

– Ngưu tất thái lát mỏng 12 g, hằng ngày sắc hoặc hãm bằng phích nước nóng, uống thay nước trong ngày, có thể dùng trong một thời gian dài. Tác dụng làm giảm cholesterol và triglycerit máu của ngưu tất đã được nhiều nhà khoa học trong nước khẳng định và áp dụng vào điều trị.

– Vỏ đậu xanh và lá sen tươi lượng bằng nhau (khoảng 10-20 g), sắc uống hằng ngày thay nước chè. Cũng có thể hãm thuốc bằng nước sôi. Dùng một mình vỏ đậu xanh cũng được.

– Tỏi tươi bóc sạch vỏ lụa, ăn trong hoặc sau bữa ăn, mỗi bữa khoảng 2-3 tép. Không nên ăn quá nhiều tỏi trong ngày (tối đa 5 g) vì tỏi có vị cay nóng.

– Nấm hương, mộc nhĩ mỗi thứ 10 g, nấu canh với thịt để ăn.

– Mộc nhĩ trắng và mộc nhĩ đen mỗi thứ 10 g, thêm 5 g đường kính. Nấu mộc nhĩ với đường trong 60 phút, ăn cả cái lẫn nước. Nên ăn liên tục các đợt 15 ngày. Mỡ máu chắc chắn sẽ hạ.

– Mộc nhĩ đen 30 g, rau cần tươi 100 g, gạo tẻ 30 g, đem nấu cháo ăn ngày 1 lần.

– Vừng đen 60 g rang thơm, xát vỏ rồi đem nấu chè đường. Nếu có thể thì ăn hằng ngày, hoặc ăn đổi bữa với các món ăn bài thuốc khác.

(Theo tuelinh.vn)

Đánh giá bài viết
(Visited 152 times, 1 visits today)

No comments

Trả lời

TINH LÁ SEN LÀ GÌ?