Site icon Mỡ Máu .VN – Thông tin bệnh học, chia sẻ kiến thức sức khỏe

Những phương pháp điều trị bệnh béo phì

Béo phì thường dẫn đến một số hậu quả như: bị đái tháo đường type 2, các bệnh liên quan đến tim mạch, làm giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ ung thư…

 Bệnh béo phì đang và sẽ là một mối hiểm họa cho thế hệ tương lai của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Vì vậy, điều trị bép phì ngày càng được quan tâm.

Theo mô hình đang được nhiều nước sử dụng hiện nay, có 3 phương pháp chính để điều trị béo phì, đó là:

– Tiết thực giảm trọng lượng

– Tăng năng lượng tiêu dùng

– Thay đổi chuyển hóa thức ăn

Giảm trọng lượng là mục tiêu chính của điều trị, với giảm trọng lượng ở mức nhẹ từ 5% đến 10% so với trọng lượng ban đầu. Bằng tiết thực và tập thể dục cũng cải thiện lâm sàng có ý nghĩa, cải thiện được bệnh tăng huyết áp, bất thường glucose máu.

Có một số ít trường hợp, với tiết thực và tập thể dục vẫn không làm giảm trọng lượng và đây gọi là béo không chữa trị được, đây chính là lí do người ta nghĩ đến phương pháp chữa trị sử dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Phương pháp 1: Tiết thực giảm trọng lượng

– Là cách đầu tiên mà người béo phì nên nghĩ đến và được áp dụng một cách rộng rãi.

– Cách thức chính là tiết thực giảm calo,giảm mỡ và vài thức ăn có khả năng giảm sinh năng lượng cho cơ thể. Nếu năng lượng đưa vào thấp hơn nhu cầu sinh lý thì năng lượng thêm vào để tiêu dùng là từ mô dự trữ. Khi không có thức ăn đưa vào, năng lượng được rút ra từ mô dự trữ là 1500- 3000 kcal. Mỡ trong cơ thể chứa 7500 kcal/kg. Với mức cân bằng calo âm tính trong ngày là 1500 kcal, trọng lượng cơ thể sẽ giảm 1kg mỗi 5 ngày. Làm giảm trọng lượng khoảng từ 0,5 – 1kg/tuần là thích hợp cho một tiết thực giảm trọng lượng.

– Nói chung lượng calo dung nạp và cần giảm mỗi ngày phải dựa vào cân nặng, tuổi, và tình hình sức khỏe bệnh nhân, một yếu tố đóng vai trò quan trọng nữa là động lực và ý chí thực hiện. Nếu lượng calo cung cấp giảm dưới 500kcal/ mỗi ngày thì sẽ làm mất trọng lượng khoảng 0,5kg/tuần. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân có thói quen ăn nhiều, chấp nhận hạn chế thức ăn trong cuộc sống thường ngày là rất khó khăn.

– Điều đặc biệt lưu ý ở đây là, không phải tiết thực giảm trọng lượng là nhịn đói hoàn toàn. Sử dụng phương pháp điều trị nhịn đói, cách này rất nguy hiểm nên cần phải cho nhập viện và dưới sự theo dõi chặt của các bác sĩ hoặc chuyên gia (chỉ dành cho béo phì khó điều trị, nhịn đói gây dị hóa mô mỡ và protein, giảm natri và có thể gây tổn thương gan).

– Chế độ tiết thực và dinh dưỡng cho bệnh nhân béo phì sẽ được nói kỹ hơn nữa ở chuyên đề sau.

Phương pháp 2: Hoạt động thể lực và tập thể dục

– Hoạt động thể lực và tập thể dục làm tăng sự tiêu dùng năng lượng , là điều trị đầu tiên cho những bệnh nhân quá tải và béo phì. Mục đích của quá trình luyện tập nhằm:

– Tập thể dục giúp tiêu thụ năng lượng nhưng cũng đồng thời tăng ngon miệng. thực chất nếu năng lượng được tiêu dùng không tăng, thì việc giảm trọng lượng là rất khó khăn bởi vì khó mà duy trì được sự giảm thức ăn đưa vào.

– Nên gia tăng hoạt động thể lực từ từ như tập thể dục 10 – 30 phút/ngày cho đến khi đạt 300 phút/ tuần.

– Vận động thể lực thường được sử dụng là đi bộ, chạy bộ, đạp xe hay bơi lội,…( đốt cháy 100calo tương đương với khoảng 10g chất béo phải đi bộ 20 phút, bơi hoặc đánh tennis 12 phút, 8 phút đạp xe hoắc chạy bộ)

Tuy nhiên, tập thể dục cũng không làm tốt được với những người quá béo, di chuyển cơ thể nặng nề vì vậy thường đau khớp, ngoài ra bệnh tim mạch nặng cũng hạn chế luyện tập.

Phương pháp 3: Điều trị béo phì bằng thuốc

Sau 12 tuần tiết thực giảm trọng lượng và luyện tập thể dục mà cân nặng của bệnh nhân béo phì không được cải thiện thì được chỉ định dùng thuốc. Tất cả các thuốc đều có tác dụng phụ, làm mất sự ăn ngon miệng, giảm trọng lượng nên chỉ được dùng sau khi đã cân nhắc giữa lợi ích và tác hại của cách điều trị này.

– Thuốc điều hòa thụ thể adrenalin hoặc thụ thể serotonine.

– Thuốc làm gia tăng tiêu thụ năng lượng

– Thuốc có tác dụng biến đổi chuyển hóa chất dinh dưỡng

– Thuốc làm giảm tiêu hóa thức ăn hoặc gây biến đổi chuyển hóa: Các thuốc thuộc nhóm này giúp bệnh nhân có cảm giác mau no khiến họ ăn ít hơn, thích hợp với những người có cảm giác mau đói và thèm ăn nhiều. Song, thuốc loại này vẫn có một vài tác dụng ngoài ý muốn như khô miệng, táo bón, đau đầu nhẹ, và có thể là tăng nhịp tim ở một số hiếm người, vì vậy cần lưu ý khi được chỉ định điều trị.

– Thuốc làm mất sự ngon miệng: Nhóm thuốc này làm giảm ngưỡng ngon miệng (do tác dụng trung ương thần kinh làm bệnh nhân có cảm giác no sớm) và tăng sinh nhiệt, giảm vận tốc biến dưỡng nên giảm trọng lượng.

Phương pháp 4: Phẫu thuật

Đây là trường hợp ngoại lệ, chỉ áp dụng cho dạng béo phì quá trầm trọng, đe dọa sự sống của chính bệnh nhân ( những người quá >50% trọng lượng lý tưởng, và <45 tuổi)

Đánh giá bài viết
(Visited 103 times, 1 visits today)