Menu

Hiên tượng khô âm đạo khi cho con bú ở phụ nữ sau sinh

Khô âm đạo khi cho con bú là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ sau sinh ảnh hưởng lớn sinh hoạt vợ chồng. Vậy tại sao chị em sau sinh và cho con bú lại gặp tình trạng này? Phụ nữ nên làm gì để cải thiện chứng hạn hán “cô bé” sau sinh? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này của chúng tôi nhé!

Nguyên nhân gây khô âm đạo khi cho con bú

Trong quá trình mang thai, nội tiết tố tăng lên để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Còn sau sinh estrogen của chị em quay trở lại bình thường sau 24h. Sự thay đổi đột ngột này khiến “mẹ bỉm” đầy bụng, tức ngực, đau bụng và đặc biệt là bị “hạn hán” cô bé.

Nội tiết tố bị thay đổi sau sinh khiến mẹ khô âm đạo khi cho con bú

Nội tiết tố bị thay đổi sau sinh khiến mẹ khô âm đạo khi cho con bú

Sau sinh, hành động cho con bú của mẹ đã kích thích tuyến yên sản xuất ra Prolactin. Đây chính là nội tiết tố giúp kích thích để sản sinh ra sữa, đồng thời làm ức chế buồng trứng, từ đó làm giảm estrogen ở mẹ bầu sau sinh. Việc thiếu hụt estrogen cùng sự thay đổi bất thường của cơ thể khiến tế bào tiết dịch hoạt động chậm hơn, thậm chí ngừng làm việc dẫn đến hiện tượng khô âm đạo khi cho con bú.

Người mẹ vừa trải qua quá trình “vượt cạn” vô cùng đau đớn và vất vả. Mẹ mất quá nhiều máu, vùng kín bị rạch tầng sinh môn còn chưa lành cộng thêm đó là tình trạng căng thẳng, mệt mỏi vì chăm con, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, hoạt động của bộ máy sinh sản.

Khô âm đạo khi cho con bú phải làm sao?

Khô âm đạo có nhiều cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, vì bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ nên quá trình điều trị sẽ khó khăn hơn. Để giúp mẹ bỉm sữa khắc phục tình trạng này vùng kín khô hạn sau sinh hiệu quả mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, chúng tôi xin mách bạn một số cách như sau:

Đây là tình trạng phổ biến ở nữ giới nên có rất nhiều cách khác nhau để điều trị. Tuy nhiên phụ nữ sau sinh đang nuôi con bằng sữa mẹ khiến quá trình trị bệnh gặp nhiều khó khăn. Người mẹ cần tìm hiểu kỹ các biện pháp khắc phục khô vùng kín sau sinh để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Sử dụng thuốc bổ sung estrogen

Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng khô hạn là suy giảm nội tiết tố vì thế nhiều chị em sử dụng thuốc bổ sung estrogen. Tuy nhiên, với “mẹ bỉm” đang cho con bú cần sử dụng với liều lượng thấp và chỉ được dùng trong thời gian ngắn, đặc biệt là được sự hướng dẫn từ bác sĩ thì mới sử dụng.

Bổ sung thực phẩm giàu estrogen vào bữa ăn hợp lý

Bổ sung thực phẩm giàu estrogen vào bữa ăn hợp lý

Nhìn chung, dùng thuốc bôi âm đạo hay thuốc bổ sung estrogen không phải là giải pháp tốt nhất cho mẹ bầu sau sinh. Bởi đa phần, các mẹ sau sinh đều bị rối loạn hormone nên việc họ cần làm là cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Tuy nhiên, việc này cần có thể gian dài mới mang lại hiệu quả và bền vững. Trong khi đó, các loại thuốc bổ sung estrogen lại chỉ loại bỏ được các triệu chứng trong một thời gian ngắn và dễ tái phát, thậm chí có thể gây ra tác dụng phụ nếu dùng quá liều.

Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học

Mẹ đang cho con bú cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều rau và đặc biệt là bổ sung các thực phẩm giàu estrogen như: Sữa đậu nành, giá đỗ,… Ngoài ra, chị em cũng nên thêm các loại vitamin vào thực đơn để duy trì sự đàn hồi, chống khô hạn, mất nước như:  vitamin A, vitamin E, vitamin B,…

Thay đổi cách quan hệ vợ chồng 

Nếu cảm thấy tư thế mà vợ chồng bạn quan hệ khiến mẹ sau sinh khó chịu, đau rát thì hãy chủ động chia sẻ việc này với anh xã của bạn. Người chồng nên tạo được sự hứng thú, kích thích cho vợ bằng màn dạo đầu mới mẻ vừa giúp bà xã của mình giảm bớt cảnh đau rát vừa tiết ra chất nhờn nhiều hơn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề khô âm đạo khi cho con bú mà chúng tôi muốn gửi tới chị em. Hy vọng, các mẹ sau sinh có thể nắm được đầy đủ các thông tin và có được phương pháp khắc phục hiệu quả nhất cho chính bản thân mình.

Bạn có thể tham khảo: Khô vùng kín – nỗi khổ thầm kín của không ít chị em phụ nữ

Đánh giá bài viết
(Visited 179 times, 1 visits today)

No comments

Trả lời

TINH LÁ SEN LÀ GÌ?