Ngày nay, cuộc sống ngày một dư giả, phương tiện đi lại ngày một đầy đủ hơn. Con người cũng trở nên lười vận động hơn vì vậy mà bệnh tật ngày càng đến sớm hơn.
Tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch và tử vong vì tim mạch ngày càng tăng cao. Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch là rối loạn mỡ máu. Vậy phải làm gì để giảm hiện tượng này?
Bệnh rối loạn mỡ máu có hai dạng: Do di truyền và do bệnh tật mang lại. Nếu là di truyền thì đó là dạng nguyên phát, nếu do bệnh tật mang lại thì đó là dạng thứ phát. Rối loạn mỡ trong máu là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như: cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ mỡ động mạch
Rối loạn mỡ máu là gì?
Chứng bệnh rối loạn mỡ máu là do một hoặc nhiều chất trong máu như cholesterol, triglycerid, lipoprotein, apoprotein, axít béo tự do và phospholipid tăng cao hơn bình thường. Trong các thành phần này thì cholesterol và triglycerid đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Cholesterol là một chất béo có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người. Cholesterol không phải là chất hoàn toàn có hại cho cơ thể. Cholesterol là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào, sợi thần kinh và của nhiều nội tiết tố trong cơ thể. Ngoài ra gan còn dùng cholesterol để sản xuất ra acid mật giúp ta tiêu hóa thức ăn. Phần lớn cholesterol được tổng hợp từ thức ăn như óc, thịt đỏ, mỡ động vật, lòng lợn, trứng ga,…chiếm 20%. 80% cholesterol còn lại được gan tổng hợp từ các chất béo bão hòa điều này lý giải tại sao những người ăn chay vẫn có thể bị rối loạn mỡ máu. Nồng độ cholesterol ở mức bình thường là 110-200mg% (2,8-5,2mmol/l).
Triglycerit chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản là khi chất acid béo loại tự do được hấp thu qua gan sẽ được chuyển thành cholesterol, nếu lượng acid béo bị dư thừa thì sẽ trở thành triglycerit (biến thành năng lượng).
Cholesterol và triglyceride được mang đi trong máu nhờ kết hợp với một chất có tên là lipoprotein. Có nhiều loại lipoprotein: loại có tỉ trong cao có tên là HDL, loại có tỉ trong thấp có tên là LDL, loại có tỉ trọng rất thấp có tên là VLDL và HDL có chức năng vận chuyển cholesterol và VLDL có chức năng vận chuyển triglyceride trong máu.
Cholesterol kết hợp với LDL được ký hiệu là LDL-c là dạng cholesterol gây hại cho cơ thể chúng vận chuyển cholesterol vào trong máu thấm vào thành mạch máu chúng là nguyên nhân gây nên việc hình mãng xơ mỡ động mạch. Cholesterol kết hợp với HDL được ký hiệu là HDL-c là một dạng cholesterol có lợi cho cơ thể chúng chống lại quá trình xơ mỡ động mạch bằng cách mang cholesterol dư thừa ứ đọng từ trong thành mạch máu trở về gan. Sự tăng triglyceride trong máu quá cao cũng góp phần thúc đẩy quá trình xơ mỡ động mạch.
Vậy hiện tượng rối loạn mỡ máu là tình trạng tăng lượng Cholesterol gây hại và làm giảm Cholesterol có lợi đối với cơ thể.
Các chỉ số xác định rối loạn mỡ máu
Để đánh giá tình trạng rối loạn mỡ máu bệnh nhân nên lưu ý nếu thành phần cholesterol gây hại cao nhưng thành phần có lợi cũng cao thì không đáng lo ngại nhưng nếu thành phần cholesterol gây hại cao mà thành phần bảo vệ lại thấp thì rất dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Bệnh nhân nên đi xét nghiệm máu thường xuyên để phát hiện kịp thời điều trị:
Cholesterol toàn phần
LDL-cholesterol viết tắt là LDL – c (gây hại)
HDL-cholesterol viết tắt là HDL – c (có lợi)
Triglycerid
Các tiêu chuẩn về chỉ số
Loại mỡ trong máu |
Cholesterol toàn phần |
LDL-c |
HDL-c |
Triglycerid |
Trị số bình thường |
Dưới 200 mg% |
Dưới 130 mg% |
Trên 45 mg% |
Dưới 160 mg% |
Không tốt gây hại cho sức khỏe |
Trên 240 mg% |
Trên 160 mg% |
Dưới 35 mg% |
Trên 200 mg% |
Ths.Bs Trần Việt Hùng – BV Bạch Mai
Trả lời