Menu

Người bị cholesterol cao nên ăn gì?

Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia, ở Hà Nội và TPHCM, tỉ lệ người dân bị cholesterol cao lên tới 44,5%. Người bị cholesterol cao rất dễ mắc các bệnh rối loạn lipit máu như tăng huyết áp, tai biến mạch não…

bệnh mỡ máu, điều trị mỡ máu, giảm mỡ máu, mỡ máu và cách điều trị, thuốc chữa bệnh mỡ máu cao, mỡ máu cao, chữa mỡ máu cao, điều trị mỡ máu cao, mỡ máu cao nên ăn gì, mỡ trong máu cao, phòng bệnh mỡ máu, phòng bệnh mỡ máu cao, phòng bệnh máu nhiễm mỡ

Vậy với người đã có chỉ số này cao, nên ăn như thế nào để giảm bớt và bình ổn cholesterol dư thừa?

Theo TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia: Đối với người có cholesterol cao, trong khẩu phần ăn của họ luôn có hàm lượng chất này cao hơn những người bình thường. Do đó, việc điều chỉnh chế độ ăn cho đa dạng và hợp lý là cần thiết: Ít mỡ, ít đạm động vật, thay vào đó ăn nhiều cá, nhiều rau xanh và quả chín.

Cụ thể:

– Nên ăn khoảng 500gr rau xanh và 100gr quả chín mỗi ngày. Người ăn nhiều rau xanh quả chín, trên 400gr/người/ngày làm giảm nguy cơ tim mạch 2 lần. Tuy nhiên hiện nay, trung bình người dân VN chỉ tiêu thụ xấp xỉ 200gr rau. Đối với một đất nước 4 mùa rau xanh quả chín. nhưng trong 2 thập kỷ qua, nhiều người vẫn giữ thói quen ăn ít rau, lãng quên hàng rào bảo vệ tự nhiên này là điều đáng tiếc.

 

bệnh mỡ máu, điều trị mỡ máu, giảm mỡ máu, mỡ máu và cách điều trị, thuốc chữa bệnh mỡ máu cao, mỡ máu cao, chữa mỡ máu cao, điều trị mỡ máu cao, mỡ máu cao nên ăn gì, mỡ trong máu cao, phòng bệnh mỡ máu, phòng bệnh mỡ máu cao, phòng bệnh máu nhiễm mỡ

– Tiêu thụ dầu mỡ ở mức vừa vẫn tốt cho sức khỏe, kiêng hẳn cũng là một sai lầm. Nhưng khi tiêu thụ nhiều thì tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa (RLCH). Năng lượng lipit khoảng dưới 25%, nhưng thực tế người VN sống trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, trong khẩu phần chỉ nên tối đa 22%. Mức tiêu thụ chạm đến 25% đã có thể gây rối loạn chuyển hóa, nguy cơ bệnh tim mạch. Những người có chỉ số IBM bắt đầu trên 23 thì có nguy cơ mắc RLCH cao gấp 7 lần so với người có chỉ số thấp hơn. Người xưa có câu: “Thắt lưng càng dài, vòng đời càng lớn”, người có vòng eo lớn có nguy cơ bệnh tim mạch xấp xỉ 19 lần người có bụng phẳng.

– Những người có thói quen ăn ngoài gia đình, ăn ở đường phố có nguy cơ RLCH cao hơn gấp 2 so với người thường ăn ở nhà. Khi ăn, họ thường kèm theo uống rượu bia, hút thuốc lá và ăn nhiều đạm động vật hơn. Đạm động vật nên giới hạn dưới 300mg/người/ngày. Hạn chế chất béo động vật, thực phẩm chiên xào, chế biến sẵn. Ăn thịt gia cầm bỏ da, uống sữa tách béo; chọn các sữa chua, pho mai có hàm lượng chất béo 1 – 2%. Ăn dưới 20gr/ngày chất ngọt, bởi lượng đường trong máu cao, năng lượng nhiều dẫn đến thừa cân béo phì.

toi chua benh mo mau

– Ưu tiên dùng tỏi, trà xanh, gừng, cà chua, đậu hạt, nhất là sản phẩm từ đậu tương như sữa đậu nành, đậu phụ tào phớ, bột đậu tương. Trong các sản phẩm đậu tương này có yếu tố iso plavong có tác dụng chống ôxy hóa. Mỗi tuần nên ăn 3 bữa cá để cung cấp chất béo nhóm omega 3, omega 6.

– Bỏ hẳn thói quen ăn phủ tạng động vật, trong não lợn, tim, gan, bầu dục đều có rất nhiều cholesterol xấu. Trong trứng gia cầm có cholesterol, nhưng cũng lại có chất lexitin có tác dụng chuyển hóa cholesterol, có thể ăn 1 – 2 quả/tuần.

Đánh giá bài viết
(Visited 104 times, 1 visits today)

No comments

Trả lời

TINH LÁ SEN LÀ GÌ?