Menu

Tác dụng của cây đinh lăng lá nhỏ

Tác dụng của cây đinh lăng lá nhỏ

Tác dụng của cây đinh lăng lá nhỏ có khác gì với đinh lăng lá to không, hãy cùng tìm hiểu bài viết sau.

Cây đinh lăng được chia ra làm lá to và lá nhỏ, để phân biệt những loại đinh lăng có thể nhìn vào đặc điểm của nó. Bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn công dụng chữa bệnh của cây đinh lăng lá nhỏ.

Đinh lăng là một loại cây có thân nhỏ, bề mặt nhẵn, không có gai, và thường cao trung bình từ 0,8 đến 1,5 m, ở những nơi đất tốt cây cao tới 1,8 – 2 m. Lá có cuống gầy và dài, có răng cưa không đều.

1. Tác dụng của cây đinh lăng lá nhỏ đối với sức khỏe

Đinh lăng lá nhỏ không phải là loại cây kén đất, nó xuất hiện khắp mọi nơi trên mảnh đất Việt Nam. Trước đây, đinh lăng ngoài trồng để ngâm rượu còn có công dụng chính là làm hàng rào.

Theo y học phương Đông, tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể dùng để chữa bệnh.

– Rễ cây để làm thuốc bổ giúp lợi tiểu, hồi phục cơ thể sau phẫu thuật, dùng tốt cho người có cơ thể suy nhược, gầy yếu.

– Lá cây dùng giã nát vắt lấy nước chữa cảm, sốt cao, đắp lên vết thương, chữa mụn nhọt, nổi mẩn sưng tấy. Lá già đun nước uống để giải cảm..

– Thân và cành phơi khô để đun nước uống chữa tê thấp, đau lưng.

– Rễ ngâm rượu…

cu-dinh-lang

– Cây đinh lăng đã được y học hiện đại nghiên cứu về tác dụng của nó với sức khỏe của con người. Ðặc biệt, trong nghiên cứu này họ đã chứng minh được, rượu thuốc từ đinh năng và nước sắc rễ đinh lăng lá nhỏ dùng để chữa chứng suy nhược cơ thể rất tốt, mỗi ngày 1 chén rượu nhỏ, hoặc 1 bát nước đinh lăng có tác dụng như  thuốc bổ tăng lực.

– Các nước Trung Á, từ xa xưa đã sử dụng đinh lăng để làm thuốc chữa cảm, thuốc hạ sốt, giúp làm săn da và niêm mạc.

2. Tác dụng của cây đinh lăng lá nhỏ từ các bài thuốc cổ truyền.

– Theo kinh nghiệm được lưu truyền trong dân gian, lá đinh lăng thường được các bà mẹ được dùng để chống bệnh co giật cho con em mình, với cách rất đươn giản. Họ lấy lá những ngọn lá non và lá già lẫn lộn với nhau, rồi phơi khô đem, sau khi khô họ lấy vào và nhồi làm gối ngủ hoặc trải dưới ga giường cho trẻ nằm.

– Lá đinh lăng non còn được dùng để làm rau ăn, rất nhiều người thích vị ngái và và mùi hăng của lá đinh lăng, họ ăn lá sống, hay ăn với gỏi cá… và dù sử dụng vào mục đích gì thì đinh lăng cũng đóng vai trò như một vị bổ tốt cho cơ thể.

– Chữa cơ thể mệt mỏi:

  + Lấy rễ cây đinh lăng và sắc nước/đun với nước để uống.

  + Bài thuốc này có tác dụng làm tăng sức khỏe và sự dẻo dai cho cơ thể.

– Bồi bổ sức khỏe cho sản phụ sau sinh:

  + Phụ  nữ sau khi sinh cần bổ sung chất dinh dưỡng để mau chóng khỏe lại, hay ngay cả những người mới ốm dậy cũng nên ăn lá đinh lăng nấu canh với thịt để bồi bổ, đây là bài thuốc tuy rẻ nhưng có tác dụng với phụ nữ sau sinh tương đương với nhân sâm.

la-dinh-lang

  + Để làm món này, đầu tiên bạn lựa 200g lá đinh lăng rồi rửa sạch và để riêng ra 1 cái rổ cho ráo nước, tiếp đó hầm canh thịt, nhớ mua thịt tươi thì thức ăn sẽ càng ngon nhé. Khi canh thịt sôi được 1 lúc thì cho đinh lăng vào sôi vừa chín tới là phải tắt bếp luôm.

-Thông tia sữa tắc, căng vú sữa:

  + Phụ nữ đang trong thời kì cho con bú, đôi khi tự nhiên mất sữa, hoặc những người ít sữa nên không có đủ sữa để cung cấp cho con, có thể  lấy rễ đinh lăng, và gừng tươi đun lên thành nước uống. Chia ra làm 2 lần và uống trong ngày.

  + Uống khi thuốc còn nóng để phát huy hết tác dụng

– Chữa chứng trị ứng.

– Điều hòa huyết áp

– Thanh nhiêt cơ thể, loại bỏ độc tố.

– Chữa ho lâu ngày

– Chữa sưng đau cơ khớp, cầm máu và làm lành những vết thương ngoài da.

– Chữa chứng mỏi khớp pử người già, chữa tê thấp rất hiệu quả.

– Giúp máu lưu thông trong động mạch dễ dàng hơn, chữa bệnh thiếu máu, tốt cho người huyết áp thấp.

Lưu ý:

– Do thành phần chất Saponin có nhiều trong rễ đinh lăng có tính phá huyết, nên sẽ làm các tế bào vỡ hồng cầu bị vỡ,  do đó trước khi dùng cần phải có sự tư vấn của bác sỹ để tránh uống quá liều gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đánh giá bài viết
(Visited 737 times, 1 visits today)

No comments

Trả lời

TINH LÁ SEN LÀ GÌ?