Menu

5 thách thức lớn của y học trong thế kỷ 21

Nhân loại bước sang thế kỷ 21 cũng là lúc khoa học giải mã xong bản đồ gen người, nhưng đến nay đã hơn một thập kỷ liệu pháp gen vẫn chưa được đưa vào ứng dụng, mới chỉ mang tính thử nghiệm.

alzhimer

 1. Vì sao cholesterol lại quan trọng đối với sức khỏe con người ?

Cuối thập kỷ 50 ở thế kỷ trước, nhà khoa học người Thụy Điển, Uffe Ravaskov đã công bố nghiên cứu mang tên The Cholesterol Myths (Những bí ẩn về cholesterol), từ đây đề tài về cholesterol liên tục được nhắc đến, bởi cholesterol (mỡ máu) quá cao có thể gây bệnh xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch và nhiều chứng bệnh nan y khác. Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, sự thật về cholesterol vẫn chưa được sáng tỏ, có nhiều ý kiến trái ngược. Thực tế, qua nhiều cuộc khám nghiệm tử thi đã cho thấy không hề có mối liên quan giữa xơ cứng động mạch với hàm lượng cholesterol cao trong máu. Tại hội nghị chuyên đề tim mạch do Quỹ Weston A. Price Foundation của Mỹ tổ chức hồi tháng 5 mới đây, người ta cũng được nghe rất nhiều báo cáo khoa học về cholesterol nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Nhiều báo cáo cho rằng nguyên nhân gây bệnh tim không hoàn toàn do cholesterol, nó còn do nhiều nguyên nhân khác, đặc biệt là lạm dụng quá nhiều thực phẩm chế biến quá kỹ, thiếu 3 loại vitamin quan trọng là Acid folic, vitamin B6 và vitamin B12. Do ăn uống không cân bằng nên hàm lượng homocystein trong máu quá cao và phát sinh bệnh. Như vậy, yếu tố thực phẩm chế biến quá kỹ còn nguy hiểm hơn cả cholesterol. Với kết luận trên đã đến lúc cần xem lại một cách kỹ lưỡng vai trò cholesterol và thuốc điều trị cholesterol là statins hiện đang được sử dụng phổ  biến, bởi chưa hiểu rõ cholesterol thì việc điều trị có thể để lại những tác dụng phụ khó lường, trong khi đó người ta lại bỏ qua vai trò dưỡng chất và chế độ ăn uống khoa học.

2. Vì sao con người vẫn chưa chế ngự được bệnh béo phì?

Theo thống kê của Hiệp hội Béo phì Mỹ, trong số 400.000 ca tử vong vì thuốc lá thì bệnh béo phì là 300.000 ca. Nếu thuốc lá là bệnh nghiện thì béo phì cũng có những dấu hiệu tương tự. Béo phì phát sinh nhiều tật xấu khác như nghiện món khoái khẩu, nghiện ngồi lì, ngại vận động. Vì lý do này đến nay người ta tạm xếp béo phì là bệnh mãn tính chưa có thuốc đặc trị. Bằng chứng là y học đã áp dụng nhiều kỹ thuật như phẫu thuật hút mỡ, kẹp dạ dày cho đến ăn uống tiết thực và luyện tập song vẫn chưa mang lại hiệu quả. Về thuốc điều trị có 3 loại, là adrenergic agents (gây bài tiết adrenaline) làm tăng catecholomine giảm tính ngon miệng để giảm ăn; Hai là  dùng kết hợp thuốc gây bài tiết adrenaline với hệ thống serotonergic để ức chế serotonine và ba là dùng chất liên kết lipase để khống chế khả năng hấp thụ mỡ của cơ thể, nhưng tất cả loại thuốc này mới chỉ giảm được 10% trọng lượng. Việc tìm hiểu cơ chế gây béo phì hiện đang được tiếp tục nghiên cứu. Phương án khả thi nhất hiện nay là tìm hiểu về hệ gen con người để trị tận gốc, nhưng đáng tiếc lại có tới trên 250 gen, các chất tạo gen tham dự vào quá trình nói trên, thậm chí người ta còn tìm thấy cả virút adenovirus cũng có mặt vào quá trình này nên việc phòng ngừa, chữa trị béo phì ngày thêm phức tạp.

3. Bệnh Alzheimer là gì, bao giờ thì chữa được?

 Một trong những căn bệnh nan y và bí ẩn đang được con người quan tâm hiện nay là bệnh Alzheimer, thường gặp ở nhóm người trung cao tuổi, nhất là bối cảnh dân số thế giới đang lão hóa nhanh như hiện nay. Đây là căn bệnh rối loạn thoái hóa não, hay còn gọi là bệnh sa sút trí tuệ. Riêng tại Mỹ hiện có 4 triệu người bị ảnh hưởng và dự báo đến giữa thế kỷ 21 con số trên sẽ tăng lên 14 triệu. Do thoái hóa não nên trí nhớ suy giảm, không nhớ nổi những gì vừa xảy ra, làm cho chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu nhưng người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân đích thực, mới chỉ tình nghi đến các enzyme đặc biệt tác động đến một protein có tên là amyloid beta peptide, gây tác động tiêu cực đến tế bào thần kinh khỏe. Nhiều giả thiết cho rằng bệnh Alzheimer còn có nguyên nhân do di truyền. Vì vậy các loại thuốc điều trị hiện mới chỉ mang tính tình thế, nhắm vào các emzyme này nhưng xem ra vẫn chưa đạt được hiệu quả, đặc biệt là khi tỷ lệ sinh đẻ thấp, ô nhiễm môi trường tăng cao như hiện nay.

 4. Bí ẩn về tuổi thọ

 Những vấn đề liên quan đến tuổi thọ của con người đích thực chứa đựng nhiều bí ẩn. Khoa học đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu nhưng vẫn chưa hiểu cặn kẽ. Thực tế, có những người vẫn hút thuốc, nghiện rượu song tuổi thọ vẫn cao hoặc có người nghèo khó, ăn uống đạm bạc những vẫn thọ tới trên 100 tuổi. Một trong những tiến bộ mới nhất mà con người biết được có liên quan đến tuổi thọ là yếu tố di truyền, những vấn đề liên quan đến ADN nhiễm sắc thể, đặc biệt là phát hiện ra một enzyme có tên là telomerace nó có tác dụng làm tăng độ bền cho các nhiễm sắc thể và cuối cùng làm cho tế bào khỏe, không bị đột biến và làm cho tuổi thọ được nối dài. Với khám phá này hy vọng trong tương lai khoa học sẽ sản xuất được loại thuốc trường sinh để kéo dài tuổi thọ sinh học cho con người.

 5. Khi nào thì con người tìm được thuốc trị bệnh ung thư ?

 Theo báo cáo mang tên World Cancer Report, năm 2000 thế giới có trên 10 triệu người phát hiện thấy khối u ác tính, 6,2 triệu người tử vong vì ung thư, và số người mắc bệnh dự kiến sẽ tăng lên 15 triệu người mỗi năm. Đây thực sự là căn bệnh nan y mà khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị. Đến nay khoa học mới chỉ tìm ra thuốc nhằm kéo dài cuộc sống cho người bệnh chứ chưa trị tận gốc. Một trong những tiến bộ lớn nhất là tìm ra một loại thuốc mới có tên là Sti 571, hay còn có tên gọi khác là Gleevec, qua thử nghiệm lâm sàng ở 54 bệnh ung thư bạch cầu thì có 53 người thuyên giảm. Tương lai người ta hy vọng cuộc chiến chống ung thư có thể đạt được nhiều thành tựu dựa trên liệu pháp gen (Gene therapy), tuy nhiên kỹ thuật này không hề đơn giản vì phải mất nhiều thời gian thử nghiệm, kiểm chứng mới có thể đưa vào ứng dụng được.

Đánh giá bài viết
(Visited 10 times, 1 visits today)

No comments

Trả lời

TINH LÁ SEN LÀ GÌ?